Logo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thuốc lá thế hệ mới: Nên quản lý hay cấm lưu hành?

Đến nay thuốc lá thế hệ mới vẫn chưa có biện pháp quản lý phù hợp. Vì vậy, cho phép lưu hành và quản lý hay cấm lưu hành với thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử... đang được các cơ quan chức năng bàn thảo. Tại hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới” mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm đưa ra khung pháp lý phù hợp, tăng cường quản lý Nhà nước với thuốc lá thế hệ mới để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Nên cấm đối tượng tiếp cận?

Dẫn số liệu khảo sát trên một số tờ báo, bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng sự quan tâm của người dùng và nhu cầu tìm kiếm, chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang thuốc lá thế hệ mới với mục đích giảm tác hại là có thật và ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt, từ năm 2017 đến nay.

Thuốc lá thế hệ mới: Nên quản lý hay cấm lưu hành?

Toàn cảnh hội thảo “Tháo gỡ quan ngại để quản lý thuốc lá thế hệ mới”.

Thế nhưng trên thực tế, bà Liên cho hay, tất cả các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam hiện vẫn chưa được phép nhập khẩu, lưu hành, nên không khác gì lệnh cấm. Do đó, chưa có sản phẩm chính danh nào được cung cấp cho người dùng, trong khi hàng lậu, hàng giả lại “tự do” tiếp cận sai đối tượng, mục đích.

Thực trạng này tạo thêm gánh nặng cho các cơ quan quản lý thị trường, an ninh trật tự xã hội trong việc ngăn chặn tội phạm buôn lậu và gây lúng túng trong xử lý vì chưa có biện pháp chế tài thích đáng theo luật“, bà Liên nói.

Cũng theo bà Liên, việc quản lý đối với thuốc lá thế hệ mới phải bảo đảm cả hai yêu cầu quản lý đối với hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh và quản lý theo các yêu cầu, điều kiện chặt chẽ để giảm thiểu và ngăn chặn những ảnh hưởng, tác hại tới sức khỏe và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

“Nhiều quốc gia không cấm thuốc lá điện tử hay thuốc lá làm nóng vì nếu như cấm mà thị trường và nhu cầu người tiêu dùng vẫn có thì sẽ phát sinh thị trường “chợ đen”. Do đó, nhiều nước chỉ đặt ra quy định cấm đối tượng tiếp cận, cấm thành phần có khả năng thu hút giới trẻ và quy định nhiệm vụ giám sát cho các nhà sản xuất”, bà Liên cho biết.

Theo ông Cao Trọng Quý, Trưởng phòng Công nghệ Thực phẩm, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, nhiều năm qua các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa được quản lý, chưa được lưu hành nhưng đã được bán trên thị trường và trên mạng internet. Tất cả các sản phẩm này đều được nhập vào nước ta thông qua đường “xách tay”, buôn lậu và không được quản lý về mặt chất lượng, nguồn gốc. Dù chưa được phép thương mại nhưng việc mua bán những sản phẩm này khá công khai và dễ dàng.

Do chưa có biện pháp quản lý và chế tài nên các hoạt động kinh doanh, quảng cáo tự phát tràn lan, vi phạm các quy định của pháp luật, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân và các hệ lụy khác đối với xã hội, bên cạnh việc Nhà nước không thu được các nguồn thu thuế cho ngân sách. Vì vậy, ông Quý cho rằng, quản lý thuốc lá thế hệ mới trong giai đoạn này là cần thiết.

Còn theo ông Kiều Dương, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách pháp chế, Tổng cục Quản lý thị trường, thực tế các cơ quan quản lý Nhà nước chưa cho phép nhập khẩu các mặt hàng thuốc lá thế hệ mới nhưng trong thị trường nội địa, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha… vẫn xuất hiện tương đối phổ biến, người tiêu dùng dễ tiếp cận. Việc này có nhiều căn nguyên, trong đó có việc cách tiếp cận của chúng ta chưa thực sự rõ ràng. Khi chưa có quan điểm dứt khoát thì việc xử lý trong nội địa tương đối khó khăn.

Theo ông Dương, trong bối cảnh hiện nay, phải tìm cách quản lý, có khung pháp luật phù hợp để điều chỉnh. “Nếu coi là thuốc lá thì nên chăng phải xem xét lại Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá vì Luật này ban hành từ năm 2012, bối cảnh khi đó chưa lường hết được các yếu tố phát sinh. Tiến hành tổng kết, rà soát, đánh giá những vấn đề cần điều chỉnh mới để sửa đổi cho phù hợp.

Cách tiếp cận thứ 2, để xử lý nhanh, có thể tiếp cận ở góc độ chất lượng, quản lý bằng các quy chuẩn kỹ thuật. Khi đó, cần tìm được Bộ có thẩm quyền, phối hợp để xây dựng một quy chuẩn để giám sát, quản lý chặt chẽ về chất lượng, bảo vệ sức khỏe, lợi ích của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm này”, ông Dương phân tích.

Tăng cường quản lý là hết sức cần thiết

Ông Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng Quốc hội cho hay, từ hơn 4 năm nay, trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, trong đó, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (ENDs) và thuốc lá làm nóng/nung nóng (HTPs). Cả hai loại sản phẩm thuốc lá này đều sử dụng thiết bị điện tử để làm nóng dung dịch hoặc nguyên liệu thuốc lá để dùng cho việc hút.

Thuốc lá thế hệ mới: Nên quản lý hay cấm lưu hành?

Một số sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (Ảnh minh họa: TTXVN)

Ông Ngọc dẫn thông tin từ Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam cho biết tình trạng tội phạm ma túy trộn các loại ma túy vào các sản phẩm thuốc lá điện tử, hướng vào đối tượng học sinh, sinh viên và giới trẻ đang rất phức tạp, một số vụ việc đã được điều tra, phát hiện. Thế nhưng, thuốc lá thế hệ mới chỉ mới được xử lý bằng quy định về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và xử lý vi phạm hành chính.

Vì vậy, ông Ngọc cho rằng, việc tăng cường quản lý Nhà nước về thuốc lá thế hệ mới là hết sức cần thiết. Các bộ có liên quan cần khẩn trương rà soát các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá để trình Chính phủ sửa đổi hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp.

Đáng quan tâm, ông Nguyễn Hồng Ngọc dẫn chứng các số liệu khảo sát cho biết, việc sử dụng những sản phẩm thuốc lá thế hệ mới trong học sinh ngày một gia tăng. Theo kết quả “Điều tra sức khỏe học sinh Việt Nam năm 2019”, tỷ lệ hiện đang hút thuốc lá điện tử ở học sinh 13-17 tuổi trên phạm vi cả nước là 2,6%, ở học sinh thành thị là 3,4%. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở học sinh hiện rất đáng lo ngại.Theo nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế thực hiện năm 2020, tỷ lệ hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35%, ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%.

Đáng quan tâm, ông Nguyễn Hồng Ngọc dẫn chứng các số liệu khảo sát cho biết, việc sử dụng những sản phẩm thuốc lá thế hệ mới trong học sinh ngày một gia tăng. Theo kết quả “Điều tra sức khỏe học sinh Việt Nam năm 2019”, tỷ lệ hiện đang hút thuốc lá điện tử ở học sinh 13-17 tuổi trên phạm vi cả nước là 2,6%, ở học sinh thành thị là 3,4%. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở học sinh hiện rất đáng lo ngại. Theo nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế thực hiện năm 2020, tỷ lệ hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35%, ở học sinh lớp 10-12 là 12,6%.

“Trước hết là Bộ Công Thương cần phối hợp với các bộ có liên quan sớm trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá.

Năm 2023, Bộ Y tế và các bộ có liên quan cần thực hiện tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, đánh giá tác động những vấn đề mới phát sinh cần luật hóa, những quy định cần sửa đổi, bổ sung, những hạn chế vướng mắc làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện và có giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật phòng chống tác hại của thuốc lá”, ông Ngọc nói.

Đại diện Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, ông Nguyễn Triết - Tổng thư ký Hiệp hội cho rằng, Việt Nam là nước đang phát triển, đang từng bước hội nhập với thế giới. Trong quá trình giao thương, thương mại hóa tự do với các nước trên thế giới, thuốc lá thế hệ đang mới xâm nhập vào Việt Nam thông qua các hình thức như buôn lậu, xách tay. Do vậy, cần có khung pháp lý rõ ràng đối với mặt hàng này để bảo vệ người tiêu dùng.

Trong tham luận gửi đến hội thảo, ông Lê Thành Hưng - Trưởng phòng Tiêu chuẩn nông nghiệp thực phẩm, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định thuốc lá làm nóng là sản phẩm thuốc lá. Theo báo cáo của WHO tháng 7/2021, hiện nay đã có 184/193 quốc gia thành viên của tổ chức này quản lý thuốc lá làm nóng theo luật về kiểm soát thuốc lá hoặc phân thuốc lá làm nóng vào danh mục hàng hóa khác.../.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...