Logo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người đi nghĩa vụ quân sự được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Một trong các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, theo điểm a khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động là “Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ”.

Vào mỗi mùa tuyển quân hàng năm đều có các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lên đường nhập ngũ. Nhiều người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp băn khoăn liệu có được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đã ký kết với doanh nghiệp?

Một trong các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, theo điểm a khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động là “Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ”.

Người đi nghĩa vụ quân sự được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Ảnh minh họa: Thanh niên ưu tú quận Thanh Xuân nhập ngũ tại đợt tuyển quân năm 2023.

Khi nhận được lệnh gọi nhập ngũ tại nơi cư trú, người lao động cần thông báo cho doanh nghiệp nơi đang làm việc và hai bên thực hiện quy định về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Đồng thời, người sử dụng lao động có trách nhiệm nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trở lại làm việc. Điều 31 của Bộ luật Lao động quy định: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự không thuộc trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng. Việc chấm dứt hợp đồng chỉ có thể thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động.

Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, thì phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...