Logo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thực hiện phong trào thi đua Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, tỉnh phấn đấu tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm từ 0,7-1%/năm; tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 1,5%/năm; 30% xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo góp phần hoàn thành các chỉ tiêu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và góp phần thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.

Tỉnh yêu cầu tùy theo từng nhóm đối tượng, các cơ quan, đơn vị đề ra nội dung thi đua phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ giảm nghèo. Cụ thể, các sở, ban ngành, Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các cụm, khối thi đua của tỉnh tiếp tục xây dựng, triển khai hướng dẫn kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua. Tiếp tục thực hiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân… Phấn đấu “Vì một Phú Yên không còn đói nghèo”, “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn thi đua đề ra nội dung, giải pháp giảm nghèo đặc thù của địa phương mình, bố trí và huy động đa dạng nguồn lực cho địa bàn nghèo nhằm giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay, dự án hiệu quả về giảm nghèo bền vững. Gắn phong trào thi đua với phong trào “Phú Yên chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Bên cạnh đó, các địa phương tập trung thi đua đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng phát triển với vùng khó khăn; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng. Quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết