A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kon Tum: Người Mường nhớ Tết Độc lập

Từ bao đời nay, cứ đến ngày Tết Độc lập, người Mường tại thôn Hào Lý, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) lại bùi ngùi, xúc động khi nhớ về “ơn với Đảng, Nhà nước và Bác Hồ” trong cuộc chiến giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.

Kon Tum: Người Mường nhớ Tết Độc lập

Người Mường trang trí cờ hoa để đón Tết Độc lập (Ảnh: Trần Nghĩa)

“Cái ơn với Đảng, Nhà nước và Bác Hồ”

Những ngày này, từ đầu thôn đến cuối thôn Hào Lý, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) luôn rộn vang tiếng cười nói, mọi người chung tay dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm; cờ hoa được treo ngay ngắn, trang nghiêm khắp các ngõ xóm để đón chờ ngày Tết Độc lập.

Trong không khí phấn khởi chào đón Tết Độc lập, ông Đinh Công Ngữ (66 tuổi) trú tại thôn Hào Lý, xã Sa Loong cho biết: “Năm 1991, 74 hộ dân sinh sống trong khu vực lòng hồ Sông Đà, huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã nghe theo tiếng gọi của Đảng, Nhà nước vào Kon Tum để nhường đất thực hiện dự án hồ thủy điện Hòa Bình.

Rời quê hương nơi “chôn au cắt rốn” để đến với một vùng đất mới. Lúc này, cuộc sống vô cùng cực khổ, nghèo đói khiến những trận sốt rét cứ hành hạ triền miên. vùng đất mới, các hộ dân được Nhà nước hỗ trợ đất, nhà cửa nên cũng yên tâm phần nào.

Đến bây giờ, cuộc sống của các hộ dân người Mường cơ bản đã ổn định, con cháu được đi học đầy đủ, có của ăn của để nhưng vẫn luôn nhớ đến “cái ơn với Đảng, Nhà nước và Bác Hồ”.

Nói về ngày Tết Độc lập, ông Đinh Công Ngữ không khỏi bồi hồi, xúc động. Ông Ngữ kể: “Trước đây cuộc sống của chúng tôi rất cơ cực, ruộng không có để cày cấy, cơm không có để ăn, áo không có để mặc. Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” cuộc sống người Mường mới được tự do, nhà nhà có ruộng để cày cấy, người người có cơm ăn áo mặc. Chúng tôi luôn mang “cái ơn với Đảng, Nhà nước và Bác Hồ.

Cứ gần đến ngày 2/9 hằng năm, người Mường nghỉ công việc đồng áng, nương rẫy dâng kính báo với tổ tiên về ngày Tết Độc lập.Sau khi kính báo với tổ tiên, ông bà, người dân cùng nhau quây quần bên mâm cơm cùng ôn lại truyền thống của ngày Tết Độc lập, về công lao trời bể của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ”.

Anh Bùi Văn Hiến, Trưởng thôn Hào Lý, xã Sa Loong cho biết: “Thôn Hào Lý có 144 hộ dân với 590 nhân khẩu và 90% các hộ dân là người Mường di cư từ lòng hồ sông Đà, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vào đây. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, cải thiện nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các cây trồng công nghiệp như: Cao su, cà phê, sầu riêng...

Hằng năm, cứ đến ngày 2/9, người dân thôn Hào Lý lại tổ chức ngày Tết Độc lập nhằm ôn lại truyền thống; đồng thời giáo dục thế hệ con, cháu biết gìn giữ, bảo vệ đất nước, đấu tranh với những thế lực thù địch và phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông, cha ta để lại.

Một lòng nguyện theo ý Đảng

Trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường, ông Bùi Thanh Xuân (76 tuổi) trú tại thôn Hào Lý, xã Sa Loong vẫn nhớ như in những trận đánh trong Chiến dịch Mậu Thân năm 1968 và cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Ông Xuân cho hay: “uộc chiến chống Mỹ, tôi nhập ngũ và được đào tạo, huấn luyện tại Nho Quan (tỉnh Ninh Bình).

Sau những năm tháng chiến đấu ác liệt nơi chiến trường và bị thương, ông Bùi Thanh Xuân xuất ngũ và trở về quê. Năm 1991, ông Xuân cùng các hộ dân người Mường rời quê hương vào Kon Tum lập nghiệp với bao hoài bão, niềm khát khao cháy bỏng của một người lính.

Kon Tum: Người Mường nhớ Tết Độc lập

Ông Bùi Thanh Xuân bồi hồi, xúc động kể cho phóng viên nghe những năm tháng kháng chiến chống Mỹ (Ảnh: Trần Nghĩa)

Khi nhắc về ngày Tết Độc lập, ánh mắt của ông Bùi Thanh Xuân rưng rưng, hoài niệm về một thời bom đạn đẫm máu trên chiến trường. Ông Xuân cho biết: “Người dân Mường có cuộc sống no ấm, đủ đầy trên mảnh đất mới như bây giờ là nhờ ơn Đảng, Nhà nước. Chúng tôi nguyện một lòng theo Đảng.

Ngày Tết Độc lập là dịp để tri ân công lao to lớn của ông, cha đã đổ biết bao máu xương để giành lại hòa bình, độc lập. là dịp để giáo dục con cháu phải noi gương, cố gắng để giữ gìn đất nước, bảo vệ từng tấc đất, bờ cõi nơi vùng biên.

Trong ngày Tết Độc lập, mọi người trong thôn sẽ làm mâm cỗ báo cáo gia tiên về những thành quả đã đạt được sau những ngày tháng cơ cực. Sau đó, mọi người sẽ tề tự về nhà sinh hoạt cộng đồng tham gia các trò chơi dân gian như: Ném còn, bịt mắt bắt vịt, nhảy sạp...

Kon Tum: Người Mường nhớ Tết Độc lập

Người Mường vui Tết Độc lập (Ảnh: Trần Nghĩa)

Ông Nguyễn Chí Tường, Chủ tịch huyện Ngọc Hồi cho biết, Tết Độc lập của người Mường ở thôn Hào Lý, xã Sa Loong được tổ chức thường niên hằng năm với quy mô lớn và được huyện hỗ trợ, tạo điều kiện.

Ngày Tết Độc lập của người Mường đã trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc; là nơi để người Mường và các dân tộc trên địa bàn gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống; củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

Link bài gốc Copy link
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết