Logo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cảnh giác thủ đoạn mạo danh Vietcombank, MBBank lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Công an tỉnh Hà Nam vừa phát đi thông báo đề nghị người dân cảnh giác tình trạng tội phạm mạo danh tập đoàn lớn tổ chức các cuộc thi cho thiếu nhi để lừa đảo.

Công an tỉnh Hà Nam cho biết, thời gian qua các đối tượng mạo danh Vietcombank, Aeon tổ chức các giải chạy Marathon (Fanpage Facebook: VCB Kids run 2024; Let's run VCB 2024; KIDS RUN VIETCOMBANK 2024; Giải Chạy Aeon Ekiden 2024; Giải chạy tiếp sức Aeon Ekiden 2024; Ekiden Aeon - Cung đường chạy tiếp sức).

Mạo danh Toyota; Học viện Đào tạo Mẫu Nhí toàn diện; Liên đoàn cờ Việt Nam; Piano got talent tổ chức giải thi đấu cho thiếu nhi, như: Giải cờ vua, thi người mẫu nhí, giải bò cho bé.... Đối tượng dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền đăng ký tham gia, sau đó đưa nạn nhân vào các hội, nhóm trên Telegram để làm nhiệm vụ đơn hàng chiếm đoạt tài sản.

Hay giả mạo nhân viên MBBank, Home Credit để lừa đảo cho vay, đối tượng dụ dỗ nạn nhân làm hồ sơ vay trên website giả mạo, sau đó yêu cầu nạn nhân đóng các loại phí, sau đó chiếm đoạt.

Cảnh giác tội phạm lừa đảo trên không gian mạng (Ảnh minh họa, nguồn: Công an tỉnh Kon Tum)

Cảnh giác tội phạm lừa đảo trên không gian mạng (Ảnh minh họa).

Giả mạo cơ quan chức năng thu hồi vốn treo trên hệ thống: Đối tượng tạo lập các fanpage Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghẹ cao A05; giả mạo Bộ Tài chính; Văn phòng luật sư... chạy quảng cáo để tiếp cận nạn nhân và lừa đảo thu hồi tiền treo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân.

Giả mạo nhân viên giao hàng lừa đảo gửi đơn hàng giả: Đối tượng liên hệ với nạn nhân xưng là nhân viên giao hàng, sau đó đối tượng gửi đơn hàng giả mạo cho nạn nhân và yêu cầu nạn nhân thanh toán bằng hình thức chuyển tiền vào số tài khoản của đối tượng để chiếm đoạt.

Bên cạnh đó, còn có tình trạng giả danh cơ quan Công an, nhân viên Interpol để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng giả mạo cán bộ Công an liên hệ với nạn nhân lừa đảo định danh VNeID mức 2, yêu cầu nạn nhân tải ứng dụng, phần mềm "Dịch vụ công" có gắn mã độc tại Website giả mạo "dichvucong.snggov.com".

Ứng dụng giả mạo yêu cầu nạn nhân cấp quyền Trợ năng (Accessibility) cho phép truy cập, kiểm soát dữ liệu trên thiết bị từ xa.

Đối tượng tiếp tục yêu cầu nạn nhân thanh toán phí dịch vụ với số tiền nhỏ từ 10.000 đồng đến 12.000 đồng bằng phương thức chuyển khoản ngân hàng. Mục đích để thu thập thông tin tên đăng nhập, mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng điện tử của nạn nhân.

Khi có thông tin và chiếm được quyền kiểm soát điện thoại, đối tượng sẽ thực hiện hành vi chiếm đoạt bằng cách chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Trường hợp khác, đối tượng giả mạo nhân viên Interpol nhắn tin đe dọa nạn nhân có liên quan đến vụ án xuyên quốc gia, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết