Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố
Ngày 17 tháng 9 năm 2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Ngày 17 tháng 9 năm 2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Đây là các văn bản có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội, cụ thể:
I. Đối với tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ:
- Giúp người mua dễ dàng tra cứu và đối chiếu được hóa đơn điện tử do người bán cung cấp.
- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không cần không gian lưu trữ hóa đơn,...).
- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế.
- Khắc phục rủi ro làm mất, hỏng, cháy khi sử dụng hóa đơn giấy.
- Sử dụng hóa đơn điện tử tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ: sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin về hóa đơn người bán gửi cơ quan thuế.
Nhà máy chế biến viên nén sinh khối ở Khu công nghiệp VSIP. Ảnh: Trân Châu
II. Đối với tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
- Việc thực hiện đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân sẽ giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN được thuận lợi.
- Giảm thủ tục hành chính liên quan tới hóa đơn; giảm chi phí liên quan tới việc gửi, bảo quản, lưu trữ hóa đơn và giảm rủi ro về việc mất hóa đơn.
- Dễ dàng tích hợp dữ liệu HĐĐT đã lập vào phần mềm kế toán, không cần nhập lại, giảm công sức nhân lực, hạn chế sai sót, dễ dàng tra cứu;
III. Đối với xã hội:
- Góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp.
- Việc thực hiện đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi.
- Đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới
- Triển khai hóa đơn điện tử là một trong các nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số đối với cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan Nhà nước khác.
- Sử dụng hóa đơn điện tử góp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên), tình trạng làm giả hóa đơn, từ đó tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
- Mang nhiều lợi ích chung cho xã hội, như: tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn lực và bảo vệ môi trường.
IV. Đối với cơ quan thuế và các cơ quan Nhà nước có liên quan:
- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn; kết hợp với các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về NNT đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin phục vụ điều hành, dự báo, hỗ trợ NNT tuân thủ luật về thuế và quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
- Góp phần thay đổi phương thức quản lý trên cơ sở ứng dụng CNTT, cải tiến các quy trình nghiệp vụ theo hướng xử lý, kiểm soát dữ liệu tự động giúp cơ quan thuế sử dụng hiệu quả nguồn lực, chi phí,...
- Góp phần ngăn chặn kịp thời hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.
Xuất khẩu hàng hóa ở Cảng Cửa Lò. Ảnh: Thu Huyền
Để thực hiện triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 206/QĐ-BTC ngày 24/02/2022 về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có tỉnh Nghệ An, thời gian triển khai từ tháng 4/2022. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Cục Thuế tỉnh Nghệ An đã tham mưu với UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo và tổ thường trực triển khai HĐĐT; Xây dựng kế hoạch triển khai cũng như kế hoạch chi tiết. Tuyên truyền và tập huấn chính sách về hóa HĐĐT, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên toàn địa bàn. Cục Thuế tin tưởng rằng, việc triển khai HĐĐT sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cải cách hành chính và bước đầu cho nền móng số hóa trong thời kỳ hội nhập.