Logo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phấn đấu công nhận mới từ 1-2 làng nghề

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Mục tiêu đề ra là phấn đấu công nhận mới từ 1-2 làng nghề; có ít nhất 6 sản phẩm của các làng nghề đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển làng nghề gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, nhằm tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch này, một số làng nghề truyền thống như: Làng nghề bánh tráng Long Bình (thị trấn La Hai); làng nghề đan đát Thạnh Đức (xã Xuân Quang 3, huyện Đồng Xuân); làng nghề trồng dâu nuôi tằm Mỹ Thạnh Tây (xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa) sẽ được hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề được phục hồi và phát triển.

Tiếp tục thực hiện phát triển làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận theo quy định bằng việc kết hợp lồng ghép nguồn vốn của Nhà nước, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và của Nhân dân để hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, tạo sức lan tỏa đến các vùng, các làng nghề khác; khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm làng nghề tham gia thực hiện Chương trình OCOP.

Đồng thời đẩy mạnh phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, trước hết tập trung phát triển làng nghề mới, ngành nghề mới từ những làng nghề thuần nông và tại những làng nghề có các ngành nghề phi nông nghiệp (như làng nghề nước mắm Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An); đầu tư phát triển một số làng nghề truyền thống có khả năng phát triển gắn với du lịch (như làng nghề nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa)...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết