Logo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ông Dương Văn Giang: 7 đề xuất thúc đẩy sự phát triển kinh tế số trong xây dựng nông thôn mới

Tại tọa đàm “Tìm giải pháp đẩy nhanh chuyển đổi số trong phát triển kinh tế nông thôn mới” do Báo Công Thương tổ chức mới đây, ông Dương Văn Giang – Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa - đã chia sẻ 7 đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế số trong nông thôn mới.

Trong quá trình triển khai những nhiệm vụ nhằm thúc đẩy kinh tế số trong nông thôn mới, một số địa phương vẫn đang gặp phải những khó khăn như việc các doanh nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số chưa nhiều, chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao còn hạn chế... Để khắc phục vấn đề này, ông Dương Văn Giang đã nhấn mạnh 7 đề xuất cho các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, kinh tế số trong nông thôn mới.

Trước hết, Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước phải rất coi trọng công tác tuyên truyền, đào tạo và tập huấn nghiệp vụ về công tác chuyển đổi số đến các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và người nông dân. Thứ hai là cần tăng cường, nâng cao cơ sở vật chất, công nghệ thông tin với các cơ quan đơn vị. Ông lấy ví dụ thực tế là việc xây dựng các phòng họp trực tuyến, phòng họp không cần giấy tờ, đồng thời áp dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến ở các tuyến xã.

Thứ ba là vấn đề xây dựng mô hình chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực như lĩnh vực kinh tế xã hội, lĩnh vực an ninh trật tự... Việc xây dựng được mô hình này sẽ hình thành nên một điểm sáng để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh học tập kinh nghiệm, trau dồi kiến thức. Thứ tư là ban hành kịp thời các chính sách khuyến khích nhằm thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp. Không những thế, đề xuất này còn nhằm xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, lâu dài. Thứ năm, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý theo dõi, giám sát thực hiện đảm bảo cách đồng bộ và chuẩn hoá cũng là một trong những vấn đề cấp thiết cần thực hiện. Thứ sáu là tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn, chuẩn hoá về bản đồ số trong lĩnh vực nông hoá thổ nhưỡng, trong cuộc quản lý mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá trong nông nghiệp,...

Cuối cùng, ông Dương Văn Giang đề xuất, các cơ quan quản lý nhà nước phải làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá về vấn đề này, từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm khi triển khai.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết