A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khẩn trương chuẩn bị thị trường tiêu thụ cho nông sản có tính mùa vụ

Đó là chia sẻ của ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương về nhiệm vụ quan trọng của công tác xúc tiến thương mại năm 2023.

Ông Vũ Bá Phú cũng cho biết: Năm vừa qua, với mục đích kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 - Vietnam Grand Sale 2022” trên phạm vi toàn quốc. Chương trình là một trong những nội dung quan trọng, thiết thực trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Bộ Công Thương đã đề ra, giúp khai thác tối đa thị trường nội địa đang hồi phục tốt để nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong khoảng thời gian cuối năm, góp phần vào việc duy trì sự tăng trưởng ở mức cao của nền kinh tế.

Cục cũng tổ chức chuỗi Chương trình kết nối giao thương cấp vùng, hỗ trợ xúc tiến hàng Việt Nam, sản phẩm OCOP... qua đó, giúp các nhà sản xuất, cung ứng của địa phương kết nối với hệ thống phân phối, đơn vị thu mua phục vụ sản xuất.

Đáng chú ý, thông qua chuỗi Chương trình nâng cao năng lực chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, Cục đã hướng dẫn cho hàng ngàn lượt doanh nghiệp, hợp tác xã trên khắp cả nước kỹ năng quảng bá giới thiệu sản phẩm trên nền tảng trực tuyến; kỹ năng tham gia hiệu quả trên các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà cung ứng phát triển đa dạng kênh phân phối từ truyền thống đến hiện đại và phân phối số.

Thực hiện mục tiêu phát triển thương hiệu quốc gia, năm qua, Cục đã tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 8. Theo đó, 325 sản phẩm của 172 doanh nghiệp được công nhận là sản phẩm đạt và là những đại diện tiêu biểu cho Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Bộ Công Thương khẩn trương xúc tiến

Bộ Công Thương khẩn trương chuẩn bị thị trường tiêu thụ cho nông sản có tính mùa vụ

Những hoạt động trên theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Công Thương đã góp sức quan trọng cho thương mại trong nước phát triển với tốc độ gần 20%, cao hơn năm trước khi đại dịch diễn ra, gấp 2,5 lần so mục tiêu đặt ra (7,5-8%). Bên cạnh đó, với sự đồng hành của Cục Xúc tiến thương mại, các địa phương đã nhuần nhuyễn hơn trong việc tổ chức các hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu với quy mô lớn. Tiêu biểu có thể kể tới Sơn La, Hải Dương, Bắc Giang…

Về kế hoạch xúc tiến thương mại cho thị trường trong nước năm 2023, ông Vũ Bá Phú cũng cho hay: Cục khẩn trương triển khai hoạt động xúc tiến thương mại ngay từ đầu năm, đặc biệt chủ động chuẩn bị thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm, nhất là nông sản có tính mùa vụ, tránh tình trạng ùn ứ, được mùa mất giá. Song song với đó, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và tốc độ của hoạt động trong thời gian tới. Đẩy mạnh hỗ trợ các địa phương triển khai sự kiện xúc tiến tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu và kết nối giao thương.

Trước phản ánh của các địa phương về nguồn kinh phí thực hiện hạn chế, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác xúc tiến thương mại nói chung, xúc tiến kích cầu tiêu dùng nội địa nói riêng, ông Vũ Bá Phú kiến nghị: Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính bổ sung thêm kinh phí cho công tác xúc tiến thương mại; chỉ đạo các cơ quan liên quan hướng dẫn địa phương thống nhất bộ máy và tổ chức hệ thống xúc tiến thương mại.

Thủ tướng giao Bộ Công Thương làm đầu mối tổng hợp, rà soát các nội dung xúc tiến thương mại mang tầm quốc gia để đề xuất với các Bộ ngành, địa phương lồng ghép, phối hợp giữa các hoạt động và vùng miền trên phạm vi cả nước để tránh chồng chéo, lãng phí nguồn lực”, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại đề xuất thêm.

Kích cầu thị trường trong nước, kết nối và tìm đầu ra cho hàng hoá, nhất là nông sản mang tính mùa vụ là một trong những nhiệm vụ đang được Cục Xúc tiến thương mại khẩn trương triển khai.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết