Logo
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thủ tục tiến hành một cuộc đình công hợp pháp

Câu hỏi: Trường hợp nào người lao động có quyền đình công? Để tổ chức một cuộc đình công hợp pháp, thì cần tiến hành các thủ tục gì?

 

TRẢ LỜI:

         1. Trường hợp nào NLĐ có quyền đình công?

         BLLĐ 2019 quy định các trường hợp Tổ chức đại diện người lao động (TCĐDNLĐ) là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, có quyền tiến hành thủ tục để đình công trong những trường hợp sau đây:

         - Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp, hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

         - Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động (NSDLĐ) là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh cấp của Ban trọng tài lao động.

Cán bộ công đoàn LĐLĐ TP. Vinh lấy ý kiến người lao động trong một vụ đình công. Ảnh: D.T

         2. Thủ tục tiến hành một cuộc đình công hợp pháp

         Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động (NLĐ) nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do TCĐDNLĐ có quyền thương lượng tập thể (TLTT) là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

         Về chủ thể tổ chức và lãnh đạo đình công, theo BLLĐ 2019 là do TCĐDNLĐ có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể.

         Thủ tục tiến hành đình công phải tuân thủ theo trình tự sau:

         Bước 1: Lấy ý kiến đình công

         - Tổ chức lấy ý kiến: TCĐDNLĐ tại cơ sở tham gia thương lượng

         - Đối tượng lấy ý kiến: Toàn thể NLĐ hoặc thành viên ban lãnh đạo của các TCĐDNLĐ tham gia thương lượng.

         - Nội dung lấy ý kiến gồm: Đồng ý hay không đồng ý đình công; Phương án của TCĐDNLĐ về thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công; yêu cầu của NLĐ;

         - Hình thức lấy ý kiến: trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.

         - Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do TCĐDNLĐ quyết định và phải thông báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của NSDLĐ. NSDLĐ không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình TCĐDNLĐ tiến hành lấy ý kiến về đình công.

         Bước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình công.

         Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công thì TCĐDNLĐ ra quyết định đình công bằng văn bản.

         Quyết định đình công phải có các nội dung sau đây: Kết quả lấy ý kiến đình công; Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; Phạm vi tiến hành đình công; Yêu cầu của NLĐ; Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho TCĐDNLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công.

         Thông báo địa điểm bắt đầu đình công: Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, TCĐDNLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về quyết định đình công cho NSDLĐ, UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UNND cấp tỉnh.

         Bước 3. Tổ chức đình công

         Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu NSDLĐ vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của NLĐ thì TCĐDNLĐ tổ chức và lãnh đạo đình công.

Người lao động, đoàn viên công đoàn có các thắc mắc cần giải đáp, xin gửi câu hỏi về:

BAN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT - QUAN HỆ LAO ĐỘNG

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN

ĐT: 0919.742.006; 0375.037.037


Tác giả: Hoàng Hương
Tags: đình công
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...