Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường (thứ 2 từ trái sang) tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm của DN trên địa bàn thành phố tại TECHFEST Mekong 2022.
Hình thành nền tảng vững chắc
Trong những năm qua, vùng ÐBSCL đã và đang đẩy mạnh các hoạt động gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất kinh doanh, các kết quả nghiên cứu cũng như liên kết phát huy thể mạnh của từng địa phương, tạo sức mạnh tổng thể để phát triển hệ sinh thái KNÐMST, cũng như hoạt động khởi nghiệp nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng. Ðặc biệt, qua đại dịch COVID-19 đã đặt ra những yêu cầu cho các tỉnh, thành vùng ÐBSCL cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội, tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng ổn định và bền vững hơn. Ðể có nền kinh tế năng động, có sức cạnh tranh, thích ứng với các vấn đề lớn đối mặt như biến đổi khí hậu, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19..., ÐBSCL cần phải phát triển nhanh hơn, nhiều hơn số lượng và chất lượng các doanh nghiệp (DN), trong đó thúc đẩy hoạt động KNÐMST là một trong những vấn đề quan trọng then chốt. Ðặc biệt là sự ra đời kịp thời của các chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, các địa phương trong vùng đã dần tạo được môi trường khởi nghiệp kinh doanh khá thuận lợi, có nhiều chuyển biến tích cực, được người dân và cộng đồng khởi nghiệp đánh giá cao.
Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (SIHUB), đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất của DN, tạo ra DN tăng trưởng quy mô nhanh. Ðổi mới sáng tạo là phương thức chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Các thách thức hiện nay là năng lực sáng tạo, phát triển kết quả sáng tạo cho DN, hình thành công ty startup, spinoff chưa đạt như kỳ vọng. Năng lực hấp thụ công nghệ của DN; năng lực hiểu biết thị trường và xây dựng các chương trình kết nối các thành phần hệ sinh thái còn hạn chế... ÐBSCL có thể đề xuất mục tiêu 5 năm tới như hệ sinh thái KN&ÐMST ÐBSCL vô top 1000 thế giới, 50% DN tham gia đổi mới sáng tạo sau 5 năm; toàn vùng thu hút vốn đầu tư 1 tỉ USD và chiếm 5% lượng dự án gọi vốn hằng năm của Việt Nam. Ðặt ra mục tiêu để phấn đấu và cần thiết kế chính sách và quản trị hệ sinh thái KNÐMST thông qua việc phát triển và nuôi dưỡng hệ sinh thái đổi mới và khởi nghiệp. Ðề ra định hướng, kế hoạch KNÐMST vùng ÐBSCL gắn với triển khai các chương trình liên kết vùng. Trong đó bao gồm: xây dựng và vận hành nền tảng hệ sinh thái KNÐMST online, phát triển chương trình công nghệ giống nông nghiệp sinh học, hóa dược, chương trình y tế số cộng đồng, chương trình công nghệ giáo dục, Chương trình vườn ươm SME: tái ươm tạo DN, chương trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu; chương trình hạ tầng ÐMST (innovation Park/Tech Bed), chương trình nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo...
Ông Martin Kim, Giám đốc Shinhan Future's Lab Việt Nam, chia sẻ: Vùng ÐBSCL tăng trưởng rất ấn tượng nhờ sự đổi mới mở và đang dần hình thành hệ sinh thái KNÐMST phù hợp. Ðây là điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo cấp quốc qua và toàn cầu ở vùng ÐBSCL. Ðể KNÐMST, DN phải đối mặt với nhiều thử thách mới và phải hiểu rằng cần phải vạch ra những con đường cụ thể, rõ ràng, nắm bắt chìa khóa để vươn đến thành công. Những thử thách DN phải đối mặt như tìm ra chiến lược phát triển, thử thách trong quá trình vận hành, cơ cấu hoạt động, các thử thách về pháp lý, xây dựng văn hóa DN.
Vượt thử thách, vươn đến thành công
Với kinh nghiệm đầu tư, nghiên cứu phát triển công nghệ nền tảng, di động, 5G, trí tuệ nhân tạo, Tập đoàn Qualcom đã đầu tư 75 tỉ USD cho nghiên cứu phát triển với 140.000 bằng sáng chế được cấp ở các quốc gia. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thảo, Giám đốc phát triển Kinh doanh cấp cao, Tập đoàn Qualcom, thời quan qua, Tập đoàn đã triển khai Thử thách Ðổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái KNÐMST, tìm kiếm nuôi dưỡng các dự án KNÐMST của Việt Nam. Những dự án tham gia Thử thách Ðổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam khi được tuyển chọn sẽ được hỗ trợ ươm tạo có giá trị để tăng tốc và tạo ra thành công lâu dài. Ðồng thời, được huấn luyện và cố vấn kinh doanh, quảng bá sản phẩm ra thị trường. Ðặc biệt các dự án được tuyển chọn sẽ nhận được giải thưởng tiền mặt giá trị và quan trọng hơn là được đào tạo nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ nộp bằng sáng chế; hỗ trợ trong quá trình ươm tạo. Vì thế, Tập đoàn Qualcom cũng mong muốn sẽ có nhiều dự án KNÐMST ở ÐBSCL tham gia hoạt động này để nhận được những hỗ trợ phù hợp.
Mạng lưới hỗ trợ KNÐMST chính là cánh tay nối dài, tiếp sức cho các dự án KNÐMST ở vùng ÐBSCL. Theo bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Hiệp hội Ðầu tư thiên thần Ðông Nam Á, những người khởi nghiệp thường nhìn thấy cơ hội nhưng lại hạn chế ở khả năng tăng tốc. Vì thế, cần chuẩn bị tâm thế thay đổi cách làm, cách nghĩ, cách xây dựng công ty. Ðể tăng tốc phải có sự tin tưởng lẫn nhau giữa DN với nhà đầu tư. Trong quá trình chuyển đổi để tự lớn lên, để trưởng thành, bản thân DN phải tự nhìn thấy điểm đến và xác định quyết tâm đi đến đó với sự hỗ trợ của các nhà đầu tư thiên thần.
Theo ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay, các trường đại học mở ra các không gian hỗ trợ KNÐMST và mời các tập đoàn, DN tham gia hỗ trợ, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận thực tế để nghiên cứu, phát triển ý tưởng đổi mới sáng tạo thành sản phẩm KNÐMST, huy động hiệu quả sự tham gia của các quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ của các tập đoàn, các DN. Ðây là những hoạt động rất hữu ích, thiết thực. Ðặc biệt muốn KNÐMST thành công, cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia, cố vấn, nhà đầu tư thiên thần, mạng lưới hỗ trợ KNÐMST, bên cạnh việc tranh thủ các chính sách ưu đãi của Trung ương và địa phương, các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp phải luôn và có tư duy đột phá, kiên trì không bỏ cuộc, và phải xác định con người chính là nhân tố quyết định thành công của KNÐMST.
Ra mắt mạng lưới cố vấn, đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Cần Thơ (CT) - Ngày 19-10, trong khuôn khổ TECHFEST Mekong 2022 và Diễn đàn Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (KNÐMST) vùng ÐBSCL lần 3, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ đã phối hợp ra mắt mạng lưới cố vấn, đầu tư KNÐMST TP Cần Thơ (ảnh). Ban điều hành mạng lưới cố vấn KNÐMST TP Cần Thơ do ông Ngô Anh Tín, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ làm Trưởng ban cùng 2 Phó trưởng ban là ông Lý Ðình Quân, Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn đổi mới sáng tạo quốc gia, Tổng Giám đốc Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn; ông Vũ Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Cần Thơ. Các thành viên trong ban điều hành phụ trách cố vấn ở các lĩnh vực: quản trị thương hiệu, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính, nông nghiệp, công nghệ sức khỏe, thương mại điện tử. Các thành viên có nhiệm vụ tổ chức điều hành hoạt động hướng tới mục tiêu chung của mạng lưới là tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin, hỗ trợ nâng cao kiến thức và kỹ năng cố vấn, giảng dạy về KNÐMST. Kết nối, đào tạo cho các cố vấn để xây dựng và mở rộng mạng lưới cố vấn KNÐMST TP Cần Thơ. Cố vấn, tư vấn hỗ trợ KNÐMST, bao gồm tư vấn về nông nghiệp, du lịch, thương mại điện tử, y tế chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, sở hữu trí tuệ, phát triển mạng lưới, kết nối các nhà đầu tư trong và ngoài nước… cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp có tính khả thi. Bên cạnh đó, xúc tiến các hoạt động kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đầu tư cho các dự án KNÐMST có tính khả thi cao. |