|
  • :
  • :

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo hình thức cầm tay chỉ việc

Với phương châm đào tạo "cầm tay chỉ việc", Hội Nông dân tỉnh Sơn La từng bước giúp hội viên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Giúp nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, thời gian qua Trung tâm Hỗ trợ Nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã nhân rộng mô hình "nông dân dạy nông dân" dạy nghề theo phương thức "cầm tay chỉ việc". Dù học nghề ngắn hạn hay chuyển giao kỹ thuật thì các mô hình này đều mang đến hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho nông dân.

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo hình thức cầm tay chỉ việc - Ảnh 2.

Từ 2021 đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tổ chức 70 lớp đào tạo nghề cho trên 2.000 học viên. Ảnh: Nguyễn Vinh

Anh Lò Văn Sinh, Thị trấn Ít Ong, huyện Mường La (Sơn La) là 1 trong những học viên được Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh Sơn La mời tham gia lớp tập huấn về cắt tỉa, cành, chăm sóc cây trồng sau thu hoạch. Sau khi tham gia lớp tập huấn này, về gia đình bản thân anh sẽ áp dụng vào vườn cây ăn quả của gia đình, với mong muốn cây sau thu hoạch được cắt tỉa và chăm sóc tốt, vào vụ mùa năm sau sẽ cho năng xuất cây trồng cao hơn.

"Ơ nhà tôi có trồng về cây nhãn và cây xoài, do thiếu hiểu biết về kỹ thuật và cách chăm sóc cây nên sản lượng cây, sản lượng quả mỗi năm không được cao nền kinh tế mang lại cũng chưa được như mong đợi. Rất vinh dự khi được tham gia lớp tập huấn của hội nông dân tỉnh tổ chức về cách cắt tỉa và bón phân chăm sóc cho cây nhãn và cây xoài. Tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm được các HTX tư vấn và chỉ cho những kỹ thuật về cắt tỉa cành cây nhãn và xoài về nhà tôi sẽ áp dụng lên cây nhãn và cây xoài để sao cho những năm tới và những năm sau nữa cho cây phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình", anh Sinh nói.

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo hình thức cầm tay chỉ việc - Ảnh 3.

 

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo hình thức cầm tay chỉ việc - Ảnh 4.

Hội Nông tỉnh Sơn La tập huấn phương pháp cắt tỉa cây ăn quả cho hội viên nông dân. Ảnh: Nguyễn Vinh

Khi tham gia các lớp tập huấn, học viên được các giảng viên dạy học theo phương thức "cầm tay chỉ việc", hội viên nông dân đã cơ bản nắm được kỹ thuật trồng cây ăn quả, kỹ thuật cắt tỉa cành tạo tán sau thu hoạch nhằm giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt với mong muốn mùa vụ năm sau thu hoạch đạt năng xuất cao hơn. Theo đánh giá của Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh qua học nghề, có khoảng 80% học viên biết áp dụng kiến thức, kỹ năng được học vào thực tế sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Anh Thào A Trống, bản Trống Tra, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên (Sơn La) chia sẻ: Bản thân tôi được Hội Nông dân tỉnh mời đi học lớp chế biến nông sản bản thân tôi cảm thấy rất thiết thực sát với thực tế tại địa phương, qua học hỏi kinh nghiệm tại trường bản thân tôi về sẽ tuyên truyền bà con áp dụng vào cây trồng phù hợp với địa phương mình để xóa đói giảm nghèo.

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo hình thức cầm tay chỉ việc - Ảnh 5.

 

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo hình thức cầm tay chỉ việc - Ảnh 6.

Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức lớp tập huấn đào tạo nghề kỹ thuật sơ chế, bảo quản nông sản cho hội viên nông dân, con em hội viên gắn với giới thiệu việc làm. Ảnh: Nguyễn Vinh

Hàng nghìn hội viên nông dân có tay nghề trong phát triển nông nghiệp

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Xác định công tác đào tạo nghề cho nông dân là một khâu then chốt để thúc đẩy phát triển sản xuất thời gian qua, Hội nông dân tỉnh đã hướng dẫn các cấp Hội thực hiện và tổ chức phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hệ thống Hội; đặc biệt là đã quan tâm đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn. Với mục đích tạo điều kiện cho bà con nắm được kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất, Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tổ chức các lớp dạy nghề cho hội viên.

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo hình thức cầm tay chỉ việc - Ảnh 7.

 

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo hình thức cầm tay chỉ việc - Ảnh 8.

Lớp đào tạo nghề kỹ thuật sơ chế và bảo quản nông sản cho hội viên nông dân. Ảnh: Nguyễn Vinh

Trung tâm xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của hội viên và đáp ứng yêu cầu thực tế. Các đối tượng được tạo điều kiện học nghề, gồm: Hội viên nông dân nghèo; học sinh đã tốt nghiệp bậc trung học phổ thông; quân nhân xuất ngũ… Sau mỗi khóa học, Trung tâm kiểm tra kiến thức, kỹ năng của từng học viên, đánh giá chất lượng đào tạo; rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng các lớp đào tạo nghề tiếp theo. Đồng thời, kết nối, giới thiệu một số lao động đến làm việc tại các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh. Từ 2021 đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tổ chức 70 lớp đào tạo nghề cho trên 2.000 học viên. 

Ngoài việc đào tạo, dạy nghề theo nguyện vọng, trung tâm còn phối hợp với các đơn vị, địa phương nghiên cứu, xây dựng định hướng, kế hoạch dạy nghề cho nông dân sát với điều kiện thực tế, dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Bên cạnh đó, đơn vị cũng yêu cầu giảng viên chuẩn bị tài liệu phục vụ giảng dạy sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và  "cầm tay chỉ việc" trên mô hình, cây trồng, vật nuôi.

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo hình thức cầm tay chỉ việc - Ảnh 9.

 

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân theo hình thức cầm tay chỉ việc - Ảnh 10.

Song song với việc đào tạo nghề, khi hội viên nông dân bắt tay vào thực hiện phát triển kinh tế từ lớp đào tạo nghề, các cấp Hội Nông dân thường xuyên phối hợp, tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, phân bón, cây con giống. Ảnh: Nguyễn Vinh

"Trong thời gian qua Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh Sơn La luôn được sự quan tâm chỉ đạo của hội nông dân tỉnh Sơn La, chúng tôi đã giúp đỡ bà con nông dân và các hợp tác xã về kỹ thuật cắt tỉa cành cây ăn quả và trong quá trình triển khai chúng tôi đã hỗ trợ cho bà con luôn tin tưởng liên quan đến mảng kỹ thuật để áp dụng kỹ thuật đưa về địa phương", ông Hùng nói.

Cùng với tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, Hội nông dân tỉnh còn gắn dạy nghề với việc phối hợp các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ nông dân sau khi học nghề như: Chuyển giao KHKT; cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp trả chậm theo chính sách trợ cước của tỉnh; tín chấp vay vốn hỗ trợ sản xuất... Từ đó, mỗi năm có hàng trăm hội viên nông dân đã có điều kiện đầu tư, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần quan trọng cho thành công của các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/chuyen-giao-ky-thuat-cho-nong-dan-theo-hinh-thuc-cam-tay-chi-viec-2022110913312696.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin