|
  • :
  • :

Vì sao nhiều loại phân bón vẫn tăng giá kỷ lục?

Giá phân Urê hiện đã đồng loạt giảm hơn 20% so với thời điểm lập đỉnh vào hồi tháng 3. Tuy nhiên, các mặt hàng phân bón khác vẫn duy trì ở mức cao, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn tăng giá bán.

Theo ghi nhận của phóng viênngày 5/8, giá các loại phân Urê những ngày gần đây tiếp tục xu hướng giảm mạnh. Chẳng hạn, phân Urê Ninh Bình giảm từ 17.200 đồng/kg (tính từ đầu tháng 3) xuống hiện còn 14.100 đồng/kg (giảm 18%); phân Urê Phú Mỹ giảm từ 17.800 đồng xuống còn 14.300 đồng/kg (giảm 19,6%); Urê Cà Mau 18.500 xuống còn 14.300 đồng/kg (giảm 22,7%)…

Vì sao nhiều loại phân bón vẫn tăng giá kỷ lục? - Ảnh 1.

Ngoài phân urê thì các loại phân bón khác vẫn đang neo ở mức cao, thậm chí còn tiếp tục tăng giá mạnh.

Trong khi đó, giá các loại phân bón khác vẫn duy trì ở mức cao, thậm chí còn tiếp tục tăng mạnh. Chẳng hạn, phân Kali sau khi lập mốc lịch sử cao nhất trong 50 năm trở lại đây, từ tháng 3 đến nay còn tiếp tục tăng từ 16.500 đồng/kg lên 18.300 đồng/kg (tăng 11%); phân DAP Hàn Quốc tăng từ 26.000 đồng/kg lên 27.200 đồng/kg (tăng 4,6%); DAP Đình Vũ 20.300 đồng/kg lên 21.500 đồng/kg (tăng 6%)….

Ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinacam cho biết, giá phân Urê thời gian qua giảm mạnh do bắt đầu hết vụ sản xuất lúa chính. Bên cạnh đó, giá Urê thế giới giảm mạnh kéo theo giá trong nước bón hạ nhiệt theo.

Lý giải vì sao giá Urê giảm mạnh, nhưng các loại phân bón khác vẫn ở mức cao, ông Hải cho biết, hiện thị trường phân bón vẫn chịu tác động lớn từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Phía Nga siết chặt việc xuất khẩu phân bón, cùng với đó do ảnh hưởng từ lệnh cấm vận nên hoạt động giao dịch, thanh toán hết sức khó khăn.

Vì sao nhiều loại phân bón vẫn tăng giá kỷ lục? - Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp lý giải do nguồn cung phân bón đang thiếu hụt nên giá tiếp tục tăng cao.

"Nguồn cung phân DAP, Kali không có nhiều, trong khi hiện nhập từ Trung Quốc, ngoài bị đánh thuế 5% các mặt hàng phân bón còn chịu thuế phòng vệ nên giá vốn cao, ảnh hưởng giá sản xuất", ông Hải chia sẻ.

Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cũng cho biết, hiện các loại giá đầu vào để sản xuất các loại phân NPK, Kali, DAP...vẫn duy trì ở mức cao. Dù giá Urê giảm nhưng cũng không thể ngay lập tức kéo giảm giá NPK trong nước.

Theo ông Đông, với NPK Bình Điền, hàm lượng Urê chiếm khoảng 15 – 20% trong tổng thành phần. Tính theo tỷ lệ thành phần, nếu như giá Urê giảm khoảng 2 triệu đồng/tấn, tương đương giá NPK sẽ giảm khoảng 400.000 đồng/tấn.

Bên cạnh đó, so với phân đơn, phân phức hợp các loại luôn có độ trễ giảm giá nhất định sau khoảng 20 ngày đến 1 tháng. Tức là nếu các loại phân đơn (như Urê) giảm giá thông thường sau khoảng 20 ngày tới 1 tháng, các loại phân như NPK mới có thể điều chỉnh giá được. Các loại nguyên liệu đầu vào khác cho NPK vẫn đi ngang và diễn biến bất thường, nên trong thời gian tới, khó có thể khẳng định giá loại phân bón này sẽ giảm nhiệt.

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/vi-sao-nhieu-loai-phan-bon-van-tang-gia-ky-luc-20220805123506492.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin