|
  • :
  • :

Tồn kho hạt tiêu thực tế trong dân không còn nhiều, giá tiêu vẫn khó khởi sắc, vì sao?

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPPA), hiện lượng tồn kho hạt tiêu thực tế trong dân không còn nhiều, phần lớn chỉ còn trong đại lý và một số nhà đầu cơ. Trong khi đó, một số doanh nghiệp chế biến cũng đã có đủ lượng hàng để chế biến cuối năm nên vẫn chưa thực sự cần phải mua vào thời điểm này.

Cập nhật mới nhất thị trường và giá hạt tiêu hôm nay 26/9

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay (26/9) giảm nhẹ 500 đồng/kg xuống ở 69.500 – 72.500 đồng/kg. Chư Sê (Gia Lai) chốt mức giá hạt tiêu thấp nhất, Châu Đức (Bà Rịa) đạt mức giá tiêu cao nhất. Đắk Lắk - Đắk Nông có giá tiêu ở mức 70.500 đồng/kg, Bình Phước chốt tại 71.500 đồng/kg.

Theo nguồn Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu thế giới ngày 25/9 (theo giờ địa phương) có diễn biến như sau: Giá tiêu đen Lampung Indonesia giảm 0,12% chốt mức 4.304 USD/tấn. Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 chốt tại 3.150 USD/tấn; Giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA không đổi ở 4.900 USD/tấn; Giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l và 550g/l lần lượt ở mức 3.500 USD/tấn và 3.600 USD/tấn; Giá tiêu trắng Muntok mất 0,09% xuống mức 6.370 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA giữ vững mức 7.300 USD/tấn; Giá tiêu trắng Việt Nam có mức 5.100 USD/tấn; Giá tiêu GARBLED, UNGARBLED của Ấn Độ chốt lần lượt ở 62.500 rupee/100kg và 60.500 rupee/100kg.

Tồn kho hạt tiêu thực tế trong dân không còn nhiều, giá tiêu vẫn khó khởi sắc, vì sao? - Ảnh 1.

Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 9/2023 đạt 7.215 tấn tiêu các loại, thu về 26,43 triệu USD, đưa xuất khẩu 8,5 tháng đầu năm lên đạt 195.274 tấn, tăng 17,16% về lượng và giảm 12,97% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.663 USD/tấn, giảm 2,09% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 8/2023.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPPA), hiện lượng tồn kho hạt tiêu thực tế trong dân không còn nhiều, phần lớn chỉ còn trong đại lý và một số nhà đầu cơ. Trong khi đó, một số doanh nghiệp chế biến cũng đã có đủ lượng hàng để chế biến cuối năm nên vẫn chưa thực sự cần phải mua vào thời điểm này.

Theo The Hindu Business Line (Ấn Độ), tình hình nhập khẩu tăng đã giữ giá tiêu đen ổn định trên thị trường Ấn Độ trong vài ngày qua, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ. Dự kiến sản lượng hạt tiêu năm 2024 của thị trường Ấn Độ có thể đạt khoảng 50.000 tấn, sẽ thúc đẩy nhập khẩu hạt tiêu vào quốc gia này nhiều hơn.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo, giá hạt tiêu thế giới tiếp tục giảm trong ngắn hạn bất chấp số liệu công bố cho thấy sản lượng thu hoạch từ các nước sản xuất giảm. Hiện Việt Nam đã không còn sản lượng hạt tiêu của vụ mùa năm 2023. Theo Hiệp hội Hạt tiêu quốc tế (IPC), sản lượng thu hoạch từ các nước sản xuất như Brazil, Indonesia và Ấn Độ đều dự báo giảm so với năm 2022. Tuy nhiên, kinh tế thế giới khó khăn, lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, người dân thắt chặt chi tiêu là nguyên nhân khiến các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, EU giảm nhập khẩu hạt tiêu.

Tồn kho hạt tiêu thực tế trong dân không còn nhiều, giá tiêu vẫn khó khởi sắc, vì sao? - Ảnh 2.

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay (26/9) giảm nhẹ 500 đồng/kg xuống ở 69.500 – 72.500 đồng/kg.

Về hoạt động của doanh nghiệp hạt tiêu, VPPA cho biết, xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong VPSA so với cùng kỳ giảm 15,3% và chiếm 62,4% thị phần đạt 117.153 tấn. Đứng đầu là các doanh nghiệp Nedspice Việt Nam: 12.228 tấn, giảm 2,2%; Trân Châu: 12.220 tấn, giảm 38,3%; Olam: 12.076 tấn, giảm 37,6%; Phúc Sinh: 10.218 tấn, giảm 4,4%… 

Ngược lại, khối các doanh nghiệp ngoài VPSA chiếm 37,6% thị phần với 70.602 tấn, tăng 185,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số doanh nghiệp hoặc cá nhân có khối lượng xuất khẩu tăng đột biến và lọt vào TOP đầu về xuất khẩu hạt tiêu của nước ta như: Đăng Nguyên LS với 11.467 tấn; Hà Thị Bích Ngọc đạt 7.164 tấn; Lý Hoàng Sơn đạt 5.738 tấn… Các đơn vị này chủ yếu xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 8/2023, Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu đạt xấp xỉ 20,14 nghìn tấn, trị giá 75,34 triệu USD, tăng 32% về lượng và tăng 32,4% về trị giá so với tháng 7/2023, so với tháng 8/2022 tăng 9,0% về lượng và tăng 0,2% về trị giá. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu đạt trên 188 nghìn tấn, trị giá 615,5 triệu USD, tăng 17% về lượng, nhưng giảm 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo xuất khẩu hạt tiêu sẽ duy trì ở mức thấp do nguồn cung nội địa không còn dồi dào, nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Hoa Kỳ và EU chưa thực sự khởi sắc.

Hiện lượng hạt tiêu xuất khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam đã hết. Trong các tháng cuối năm nay, doanh nghiệp sẽ xuất khẩu từ lượng hàng nhập khẩu và tồn kho từ trước. Ước tính tổng lượng hàng tồn và nhập khẩu đạt khoảng 80.000 tấn, trong khi tiêu thụ nội địa khoảng 10.000 tấn và lượng hàng tồn chuyển qua năm sau khoảng 30.000 tấn, thì sẽ còn lại khoảng 50.000 tấn để xuất khẩu cho các tháng cuối năm nay.

Tồn kho hạt tiêu thực tế trong dân không còn nhiều, giá tiêu vẫn khó khởi sắc, vì sao? - Ảnh 4.

TOP 30 doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023 (Nguồn: Số liệu từ VPSA).

Tồn kho hạt tiêu thực tế trong dân không còn nhiều, giá tiêu vẫn khó khởi sắc, vì sao? - Ảnh 5.

TOP 30 doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023 (Nguồn: Số liệu từ VPSA).

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/ton-kho-hat-tieu-thuc-te-trong-dan-khong-con-nhieu-gia-tieu-van-kho-khoi-sac-vi-sao-20230926122508738.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin