Hiệu quả từ Tổ khuyến nông cộng đồng
Trong thời gian qua, 8 Tổ Khuyến nông cộng đồng trên địa bàn tỉnh đã Sơn La đã phối hợp với các doanh nghiệp, các hợp tác xã trong vùng nguyên liệu đạt chuẩn để sản xuất nông sản chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu,
Tổ khuyến nông cộng đồng hướng dẫn bà con nông dân sản xuất theo hướng tiêu chuẩn bền vững, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật độc hại trong sản xuất và hạn chế sử dụng thuốc trừ cỏ trong vườn cây. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp.
Chị Lò Thanh Bình, cán bộ kỹ thuật, Phòng kỹ thuật huấn luyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La chia sẻ: Chúng tôi là tổ khuyến nông cộng đồng thí điểm trong đề án Tổ khuyến nông cộng đồng thí điểm của tỉnh Sơn La. Đối với chương trình mô hình trồng dứa thành vùng nguyên liệu, chúng tôi luôn luôn bám sát địa bàn, cùng với cán bộ trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện và bên uỷ ban xã để đôn đốc bà con chăm sóc thu hoạch tốt nhất. Sau khi thu hoạch thì chúng tôi liên kết với công ty Doveco để thu mua cho bà con nông dân, khép kín 1 chu kì sản xuát với nông dân; giúp bà con an tâm đầu tư tăng trưởng.
Các tổ khuyến nông đã hỗ trợ, tư vấn cho nông dân, HTX về khuyến nông, về chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ, tư vấn hộ nông dân, HTX xã về phát triển thị trường, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời Tổ khuyến nông cộng đồng đã làm cầu nối giữa nông dân, HTX và nhà quản lý, doanh nghiệp. Trong đó lấy HTX nông nghiệp làm nền tảng để hỗ trợ nông dân sản xuất, gia tăng giá trị nông sản, xây dựng vùng nguyên liệu bền vững.
Bà Hà Thị Bích Nguyệt, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chia sẻ: Là cán bộ kì thuật trong tổ khuyến nông cộng đồng, chúng tôi luôn đến với cơ sở, bám sát cơ sở, hướng dẫn bà con về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng để đảm bảo năng xuất, chất lượng; hướng tới nông nghiệp bền vững.
Tổ khuyến nông cộng đồng cầu nối nông dân với doanh nghiệp
Trao đổi với phóng viên, Bà Ngần Thị Minh Thanh, Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Sơn La cho biết: Mô hình đóng vai trò là cầu nối quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận, liên kết được với nông dân, với các vùng nguyên liệu một cách dễ dàng hơn, đồng thời giúp định hướng chính xác, rõ ràng cho người dân về loại cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp và khuyến nông cùng đồng hành đã giúp đỡ nông dân về mặt tiến bộ kỹ thuật, sản xuất các mặt hàng nông sản đạt chuẩn chế biến, xuất khẩu, tạo cho nông dân và doanh nghiệp có mối liên hệ bền chặt hơn bao giờ hết.
"Trong quá trình thực hiện mô hình chúng tôi đã kết nối hỗ trợ cho bà con về kỹ thuật, về giống và vật tư... Sau khi thu hoạch, chúng tôi kết nối với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, để thu mua cho bà con. Thực hiện mô hình này đã đạt được 2 mục tiêu thứ nhất là triển khai được mục tiêu phát triển được vùng nguyên liệu và tạo ra các sản phẩm cung cấp cho các nhà máy chế biên trên địa bàn tỉnh. Thứ 2 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác khuyến nông. Trên cơ sở của các tổ khuyến nông cộng đồng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, sản xuất cho bà con", Bà Ngần Thị Minh Thanh nói.
Trong thời gian tới, công tác khuyến nông trên địa bàn tỉnh Sơn La cần phải được kiện toàn về tổ chức, nhất là khuyến nông cơ sở theo mô hình Tổ khuyến nông cộng đồng. Cùng với đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng, lấy hợp tác xã nông nghiệp là nền tảng để chuyển giao khoa học công nghệ, thông tin thị trường, liên kết sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi số, hỗ trợ nông dân sản xuất bền vững.