|
  • :
  • :

Thay đổi tư duy, thay đổi tầm nhìn để gạo Việt Nam phát triển bền vững 

Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ thông tin, tiếp cận khoa học, công nghệ, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm... là những hoạt động được Hội Nông dân (HND) huyện Quảng Ninh thực hiện hiệu quả thời gian qua.

Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An.

Đó là ý kiến của GS.TS Võ Tòng Xuân tại tọa đàm "Giải pháp đường dài cho xuất khẩu gạo" do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 9-1 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Tại tọa đàm, có nhiều đề xuất được đưa ra để định hướng phát triển cho ngành hàng gạo năm 2024 và những năm tiếp từ các diễn giả đại diện cho cơ quan nhà nước, DN lĩnh vực lúa gạo, nhà khoa học, chuyên gia.

Liên kết để tăng lợi thế

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu gần 8,3 triệu tấn gạo, giá trị xuất khẩu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay là 4,78 tỉ USD, tăng 16,7% về khối lượng và tăng 38,4% về giá trị so với năm 2022. Tại TP Cần Thơ, năm 2023, sản lượng gạo xuất khẩu ước đạt trên 976.000 tấn, kim ngạch ước đạt 520 triệu USD, tăng 23,23% so với cùng kỳ năm trước, vượt 35,58% kế hoạch năm.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, ngành lúa gạo năm 2023 đã ghi nhận sự nỗ lực rất lớn của các địa phương, nông dân, các DN. Thành công về xuất khẩu gạo là dành cho cả chuỗi, không có tình trạng bên này lời, bên kia lỗ. Giá vật tư thấp, lợi nhuận nông dân tăng "kép" khi giá lúa gạo tăng. Nhận định về thị trường xuất khẩu gạo năm 2024, ông Lê Thanh Tùng cho rằng: "Nếu giá gạo giảm như năm 2021-2022 thì vẫn bảo đảm nông dân có lợi. Tôi mong rằng, nếu giá gạo có lên 1.000 USD/tấn, không chỉ nông dân có lời mà DN cũng có lãi".

Bà Võ Phương Thủy, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, cho biết, hiện tỉnh Đồng Tháp có 25% diện tích lúa có liên kết với DN. Năm qua xuất khẩu thành công về giá trị, sản lượng nhưng bên trong vẫn tồn tại những khó khăn như thời điểm giá lúa cao, nông dân có lợi nhưng DN xuất khẩu khó khăn. Đồng Tháp có Hội Lúa gạo, trước đây chủ yếu thành viên là DN, nay có sự tham gia của nông dân, DN, Nhà nước, nhà khoa học. Sự tham gia của  nhiều chủ thể thuộc ngành hàng để cùng nhau chia sẻ lợi ích và rủi ro. Giải pháp đường dài của Đồng Tháp là xây dựng chuỗi liên kết DN và nông dân. Khuyến khích gia tăng giá trị gia tăng cho ngành gạo, không chỉ trồng lúa bán gạo mà còn sản phẩm chế biến sâu, các phụ phẩm.

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, cho rằng, năm 2024 có thể tốt hơn khi chúng ta tận dụng được cơ hội thị trường bởi hiện nay nhu cầu tiêu thụ vẫn lớn. Bối cảnh thế giới đang thiếu gạo, mặc dù chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu nhưng sản xuất lúa gạo tại Việt Nam vẫn có thể tăng. Giá gạo Việt Nam cao hơn Thái Lan không phải "ăn may" mà là có sự đầu tư thật sự. Giải pháp đường dài chính là phát triển cánh đồng lớn tức liên kết DN và nông dân để đôi bên cùng có lợi. Chính phủ có giải pháp, chính là đề án 1 triệu héc-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp. Nếu triển khai thành công nông dân có lãi, DN có lãi.

Xây dựng tầm nhìn xa

Ông Phùng Văn Thành, Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines cho biết, gạo Việt Nam có lợi thế về phẩm chất phù hợp người dân nước này, từ người nghèo đến người có thu nhập cao và giá cạnh tranh. Philippines nhận thấy sự phụ thuộc lớn với gạo Việt Nam nên đang đa dạng hóa nguồn cung nhưng gạo Việt vẫn giữ được vị trí số 1. Dư địa thị trường Philippines còn lớn để Việt Nam có thể khai thác tiếp. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần giữ thị trường Philippines bên cạnh mở rộng thị trường mới. Vấn đề tiếp theo là cần quan tâm vào xây dựng thương hiệu. Thông qua khảo sát cho thấy, rất nhiều người dân Philippines dù ăn gạo Việt Nam nhưng không hề biết, trong khi đó, gạo Nhật Bản, gạo Thái Lan lại làm thương hiệu rất tốt.

Liên quan xuất khẩu gạo, tháng 5-2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 nêu rõ định hướng xuất khẩu gạo giai đoạn 2023-2025 giảm khoảng 2,4%/năm và giai đoạn 

2026-2030 giảm khoảng 3,6%/năm. Điều này cho thấy chủ trương của Chính phủ đối với ngành lúa gạo, hướng tới sản xuất chất lượng cao, không chạy theo sản lượng mà đi vào chất lượng, giá trị gia tăng gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An, cho rằng: "Muốn có sản xuất lớn thì cần phải liên kết lại, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên nền đã được tập huấn. Cần liên kết để xây dựng vùng nguyên liệu, đặt hàng cho các hợp tác xã để sản xuất theo yêu cầu xuất khẩu của các DN, có nhu cầu, cần kiểm tra, giám sát, cùng cơ quan chuyên môn có vùng nguyên liệu sạch, bền vững, bảo đảm xuất khẩu bền lâu. Giữa DN và người nông dân cần  có tiếng nói chung, để giữ uy tín với nhau và trong quá trình làm sao chia sẻ lợi nhuận, tạo chữ tín, phát triển bền vững".

Ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ, phát biểu, để phát triển bền vững, ngành lúa gạo cần thêm giải pháp tích cực, có sự hỗ trợ DN đủ mạnh, sự đồng hành, hỗ trợ của ngân hàng. Trong quá trình sản xuất, các DN cũng phải có vùng tương đối để hợp đồng mang lại hiệu quả. Không thể thiếu các nhà khoa học đồng hành, tránh thiệt hại trong sản xuất, cần giống mới… Ở cấp độ địa phương, Sở chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương thông tin tình huống phát sinh tại địa phương và đề xuất giải pháp liên quan để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực. Sở khuyến khích đầu tư phát triển vùng trồng lúa hàng hóa, lúa giống chất lượng cao. Khuyến khích các DN đầu tư xây dựng cơ sở xay xát, bảo quản lúa gạo đồng bộ; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ gạo có giá trị cao.

Về phía ngân hàng, ông Nguyễn Văn Bách, Trưởng Ban chính sách tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), cho biết, tính trên cả nước, dư nợ tín dụng Agribank đầu tư cho ngành Nông nghiệp và lúa gạo từ đầu năm 2021 đến nay vào khoảng 70.000 tỉ đồng, riêng ĐBSCL chiếm gần 50% là vùng trọng điểm, chiến lược đầu tư theo đúng chủ trương của Chính phủ, và Ngân hàng Nhà nước. Hiện, ngân hàng đang triển khai chương trình tín dụng khoảng 65.000 tỉ đồng. Chương trình tín dụng cho các DN xuất khẩu 25.000 tỉ đồng (không chỉ dành cho ngành lúa gạo); chương trình cho DN vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo…

Nguồn: https://baocantho.com.vn/thay-doi-tu-duy-thay-doi-tam-nhin-de-gao-viet-nam-phat-trien-ben-vung-a168799.html