|
  • :
  • :

Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ bán cho Trung Quốc, xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục sụt cả giá và lượng

Sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu hầu hết sang thị trường Trung Quốc chiếm 89,9% trong tổng lượng và chiếm 88,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước...

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 5 tháng đầu năm 2023 đạt trên 1,36 triệu tấn, tương đương 528,56 triệu USD, giá trung bình 388,5 USD/tấn, giảm 6,3% về khối lượng, giảm 16,2% về kim ngạch và giảm 10,6% về giá so với 5 tháng đầu năm 2022.

Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ bán cho Trung Quốc, xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục sụt cả giá và lượng - Ảnh 1.

Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 5 tháng đầu năm 2023 sụt giảm.

Cụ thể: Riêng tháng 5/2023 ước đạt 192.915 tấn, tương đương 80,22 triệu USD, giá trung bình 415,8 USD/tấn, tăng 1,6% về lượng, tăng 5,5% kim ngạch và tăng 3,8% về giá so với tháng 4/2023; còn so với tháng 5/2022 thì giảm cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức giảm tương ứng 25,8%, 29,7% và 5,2%.

Trong tháng 5/2023, riêng xuất khẩu sắn lát ước đạt 83.890 tấn, tương đương 24,07 triệu USD, giá trung bình 286,9 USD/tấn, giảm 0,2% về lượng, tăng 0,9% về kim ngạch và tăng 1,1% về giá so với tháng 4/2023. Tính chung cả 5 tháng, xuất khẩu sắn lát đạt 546.760 tấn, tương đương 152,05 triệu USD, giá trung bình 278 USD/tấn, tăng 17% về lượng, tăng 11,3% về kim ngạch nhưng giảm 4,9% về giá so với 5 tháng đầu năm 2022.

Trung Quốc là một quốc gia đông dân, ngoài nhu cầu về các sản phẩm có nguồn gốc từ sắn như bánh, mì…, thì Trung Quốc còn sử dụng sắn trong chăn nuôi. Ngành chăn nuôi là một trong những ngành mũi nhọn của Trung Quốc với vai trò là nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới. Thời gian tới, nhu cầu về sắn tại Trung Quốc vẫn cao, đây cũng sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực cho sắn của Việt Nam với vị trí địa lý gần, chi phí logistics thấp hơn so với các thị trường khác.

Sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu hầu hết sang thị trường Trung Quốc chiếm 89,9% trong tổng lượng và chiếm 88,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,22 triệu tấn, tương đương 467,62 triệu USD, giảm 8,2% về lượng và giảm 19,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022, giá xuất khẩu sang thị trường này giảm 11,9%, đạt trung bình 382,3 USD/tấn.

Ngoài ra, Việt Nam còn xuất sang Hàn Quốc 65.610 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, thu về 24,33 triệu USD, giảm 9,2% về lượng và giảm 4,1% về kim ngạch so với cùng kỳ; xuất sang thị trường Đài Loan 23.571 tấn, tương đương 11,58 triệu USD, tăng mạnh 62,9% về lượng và tăng 54,5% về kim ngạch; Philippines 10.579 tấn, tương đương 4,9 triệu USD, tăng 2,1% về lượng nhưng giảm 7,2% về kim ngạch.

Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ bán cho Trung Quốc, xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục sụt cả giá và lượng - Ảnh 3.

Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 5 tháng đầu năm 2023 (Tính toán từ số liệu công bố của TCHQ)

Quanh đi quẩn lại vẫn chỉ bán cho Trung Quốc, xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục sụt cả giá và lượng - Ảnh 4.

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Hải quan

Hiện giao dịch xuất khẩu tinh bột sắn vẫn chậm do lượng tồn kho thấp, các nhà máy phía Bắc đang tập trung bán nốt lượng hàng tồn vụ cũ để giải phóng kho chuẩn bị cho vụ mới. Nhu cầu về sắn của các nhà máy thức ăn chăn nuôi khu vực miền Bắc và miền Nam vẫn thấp. Các nhà máy tinh bột sắn tại miền Bắc tiếp tục ký giao nốt các hợp đồng tinh bột sắn vụ cũ với giá dao động quanh mức 3.800-3.850 nhân dân tệ/tấn tại Lạng Sơn. Thời gian qua, thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài khiến nhện đỏ phát sinh gây hại mạnh trên cây sắn tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Diện tích và năng suất sắn tại Sơn La và một số tỉnh miền núi phía Bắc có thể giảm, khiến sản lượng giảm trên dưới 30% so với vụ trước.

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/quanh-di-quan-lai-van-chi-ban-cho-trung-quoc-xuat-khau-mat-hang-nay-tiep-tuc-sut-ca-gia-va-luong-20230711130043552.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin