Nông dân tin dùng phân bón Sông Lam Tây Bắc
Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi có chuyến công tác về với huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La, chạy dọc theo QL 4G, đên các xã Chiềng Cang, Chiềng Khoong… đau đầu chúng tôi cũng bắt gặp những ô tô tải đang chờ mua nhãn của bà con nông dân vận chuyển đi các địa bàn trong và ngoài tỉnh tiêu thụ. Nhờ xây ăn quả người dân đã có cuộc sống ấm no hơn, cái đói cái nghèo từ đây bị đẩy xa.
Trong những câu chuyện của người nông dân nơi đây, từ bản trên, xóm dưới ai đấy đều bàn tán xôn xao về việc phát triển cây ăn qua, từ cách thu hái, cách trồng, chăm sóc đến việc sử dụng loại phân bón gì cho phù hợp để bón cho cây đạt năng xuất, chất lượng cao nhất…Lão nông Lê Danh Phúc, bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La được biết đến là người có kinh nghiệm nhất và đi đầu trong việc phát triển cây ăn quả của vùng đất này.
Rót chén trà nóng mời khách, ông Phúc cho biết: "Chiềng Khoong vốn là xã miền núi của huyện biên giới sông mã, những năm trước, người dân nơi đây chủ yếu thu nhập phụ thuộc vào các loại cây trồng ngắn ngày trên nương như ngô, sắn,… chính vì vậy thu nhập rất hạn hẹp và vấp bệnh vì giá trị kinh tế của các loại cây trồng này lại rất thấp. Không chịu khuất phục trước những khó khăn, quyết làm giàu trên chính mảnh đất mình gắn bó. Gia đình ông đã đưa cây ăn quả trồng thay thế các loại cây trồng trên nương, nhờ vây gia đình ông đã có thu nhập cao, vươn lên làm giàu.
Khi được chúng tôi hỏi về việc phát triển cây ăn quả cho kinh tế cao nhất, ông Phúc bộc bạch: Để đảm bảo năng suất cũng như chất lượng sản phẩm, gia đình ông tiến hành thâm canh, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong ghép mắt, cải tạo giống, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Vụ nhãn năm nay, gia đình ông phấn khởi hơn vì được cả mùa lấn giá, sản lương nhãn nhà ông tăng lên khoảng 20%. Có được kết quả như vậy đó là nhờ ông sử dụng phân bón phù hợp, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây.
"Khi biết đến phân bón Sông Lam Tây Bắc, gia đình tôi đã mua về để phón cho vườn nhãn của gia đình. Có thể nói đến thời điểm này gia đình tôi đã thành công với loại phân bón được sản xuất tại Sơn La này. Khi dừng phân bón Sông Lam tây Bắc, vườn nhãn nhà tôi sinh trưởng phát triển tốt, sai quả, cho năng xuất cao hơn so với mọi năm dùng các loại phân bón khác", ông Danh nói.
Không chỉ ông Phúc, trên địa bàn huyện Sông Ma nhiều hộ nông dân đã có thu nhập cao từ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác. Điểm chung của những hộ nông dân này là việc linh hoạt lựa chọn phân bón phù hợp với cây trồng.
Ông Đào Ngọc Toàn, Bản Tân Lập, xã Chiềng Khương, huyện Sông mã, tỉnh Sơn La chia sẻ: Tôi biết về phân bón Sông Lam Tây Bắc này từ lúc nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất, lúc đấy tôi đã được vào tham quan, với quy mô xây dựng và được đầu tư rất lớn, tôi tin rằng các sản phẩm phân bón Sông Lam Tây Bắc sẽ có chất lượng tốt. Hiện tại gia đình tôi có hơn 2 ha trồng nhãn, sau khi dùng thư phân bón Sông Lam Tây Bắc bón cho vườn nhãn của gia đình, thấy cây phát triển hẳn số với dùng các loại phân bón cùng phân khúc. Cây sinh trưởng phát triển tốt, các mầm cây lên khỏe, cho ra nhiều hoa, đậu nhiều quả.
"Vườn nhãn của gia đình tôi năm nay năng xuất từ 20 – 30 tân/ha đối với nhãn chín sớm, con đối với nhãn miền đạt khoảng 30-35 tấn/ha. Năm nay năng xuất đạt trên 30% so với những năm trước, đạt cao. Như nhà tối năm ngoái làm nhãn chín sớm chỉ đạt khoảng 12-13 tấn/ha, năm nay đạt khoảng 21-22 tấn/ha, tăng khoảng 7 tấn" anh Toàn nói.
Phân bón Sông Lam Tây Bắc góp phần phát triển nông nghiệp bền vững
Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Sỹ Lương, Trưởng phòng Kế hoạch - Kinh doanh Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc cho biết: Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc với công suất 90.000 tấn/năm, bao gồm dây chuyền sản xuất phân bón vô cơ công suất 45.000 tấn/năm và phân bón hữu cơ công suất 45.000 tấn/năm. Các sản phẩm phân bón của nhà máy được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, công nghệ chelate (hữu cơ hóa), công nghệ thủy phần, công nghệ nano.
Cũng theo ông Hồ Sỹ Lương, để bón phân cho cây ăn quả phù hợp nhất, cần nắm được giai đoạn bón cho cây phù hợp nhất. Đối với cây ăn quả, sau khi thu hoạch ta cần bón cho cây từ 5-7 kg phân. Kỹ thuật bón: Đào rãnh sâu 10-15cm, tạo thành hình vuông góc với hình chiếu tán cây, rắc phân đều theo rách sau đó lấp đất kín. Làm cỏ xung quanh gốc cây phía trong đường bón phân, phía ngoài phát cỏ gắn để dữ ẩm cho cây: Thúc quả, bòn cho cây từ 5-7 kg, ào ránh sâu 10-15cm, tạo thành hình vuông góc với hình chiếu tán cây, rắc phân đều theo rách sau đó lấp đất kín, bón sau khi trời mưa hoạc đất đủ ẩm; Thúc quả lần cuối, ngọt quả tương tự các kỹ thuật bán thúc quả lần 1, 2.
"Hiện tại, phân bón Sông Lam Tây Bắc đều có đại lý tại các huyện thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La, các khu vực tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, đáp ứng được nhu câu của nông dân dùng phân bón cho các loại cây ăn quả", ông Lương nói.
Bà Cầm Thị Phong, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết: Với một nhà máy sản xuất phân bón tại tỉnh Sơn La, mục tiêu của tỉnh Sơn La đặt ra là mong muốn sử dựng được các nguyên vật liệu từ tình. Sau khi tham quan mô hình sử dụng phân bón Sông Lam tây Bắc, nông dân đánh giá cao về chất lượng loại phân bón này. Theo như tính toán của nông dân, chỉ cần đầu tư một phần nhỏ kinh phí về phân bón cho cây, nông nông dân sẽ thu được lời gấp nhiều lần.
Thời gian tới, tôi đề nghị các phòng, ban chuyên môn, đặc biệt là đối với huyện Sông Mã cần đẩy mạnh hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, đặc biệt là việc sử dụng các loại phân bón có chất lượng, phù hợp với cây trồng.
Trên địa bàn huyện Sông Mã, điện tích cây ăn quả có 10.682 ha, sản lượng ước đạt trên 80 nghìn tấn. Trong đó có 816 ha Nhãn, sản lượng 9.778 tấn sản xuất theo quy trình VietGap tại 47 HTX, với 46 mã vùng trồng diện tích 452,7 ha nhãn, sản lượng 4.511 tấn để xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Úc, New Zealand.
Trong năm 2022 huyện Sông Mã đã tiêu thụ được trên 60 nghìn tấn nhãn, 12 nghìn tấn xoài, trong đó xuất khẩu được 504 tấn Nhãn và 109 tấn xoài. Có thể khẳng định rằng các mô phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện Sông Mã đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là việc đưa phân bón phù hợp vào canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.