|
  • :
  • :

Phân bón Sông Lam Tây Bắc đồng hành cùng nông dân làm giàu

"Cây sinh trưởng phát triển tốt, thân khỏe, tán lá rộng, cho ra quả sai trĩu, chắc hạt" đó là những đánh giá của nông dân Sơn La khi sử dụng phân bón Sông Lam Tây Bắc bón cho cây cà phê.

Chọn phân bón Sông Lam Tây Bắc để bón cho cây

Đến với vùng đất Sơn La, ta có thể nhận thấy, trên khắp các nương đồi trước đây trồng ngô, trồng sắn, giờ đây được phủ màu xanh bát ngát của cây cà phê. Bén rễ tại mảnh đất Sơn La từ những năm 1945, cây cà phê Arabica đã trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều vùng núi cao của tỉnh miền núi Tây Bắc này.

Với diện tích trồng lớn khoảng 17.000 ha, được trồng tập trung tại các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Yên Châu và thành phố, với sản lượng ước đạt 35.000 - 40.000 tấn quả cà phê tươi/năm, đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Từ khi chuyển đổi sang trồng cây cà phê, bà con dân tỉnh Sơn La ai cũng phấn khởi. Không chỉ đem lại giá trị kinh tế, cây cà phê còn phủ xanh đất trống đồi trọc, không còn thấy cảnh từng quả đồi trơ trọi sau mỗi vụ thu hoạch sắn, ngô.

Phân bón Sông Lam Tây Bắc đồng hành cùng nông dân làm giàu - Ảnh 2.

Sơn La một trong những địa phương có diện tích cây cà phê Arabica lớn nhất cả nước. Ảnh: Văn Ngọc

Tuy nhiên, cây cà phê được trồng ở Sơn La đã trải qua hàng chục năm, đến nay, nhiều diện tích cây cà phê đã thoái hóa, cùng với đó đất đai canh tác nhiều năm dẫn đến bạc màu, chất dinh dưỡng trong đất nghèo nàn, không còn độ phì, dẫn đến năng suất, chất lượng thấp.

Để cây cà phê sinh trường, phát triển tốt, cho năng suất cao, thực sự đem lại thu nhập cho bà con nông dân. Những năm qua, địa phương này đã đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác cà phê. Đặc biệt là lựa chọn các loại phân bón phù hợp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây cà phê.

Phân bón Sông Lam Tây Bắc đồng hành cùng nông dân làm giàu - Ảnh 3.

Gia đình Quàng Văn Nghĩa, bản Phiêng Quài, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nâng cao năng xuất vườn cà phê nhờ sử dụng phân bón Sông Lam Tây Bắc. Ảnh: Văn Ngọc

Gia đình ông Quàng Văn Nghĩa, bản Phiêng Quài, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La có hơn 3 ha cà phê đã cho thu hoạch. Cây cà phê của gia đình ông được trồng từ năm 1993, dù bỏ nhiều công sức, chi phí đầu tư chăm sóc, nhưng do cây cà phê già cỗi, nên năng suất thấp, đạt 15-20 tấn/ha, trừ chi phí đầu tư, thu lãi rất thấp. Không nản trước những khó khăn, quyết tâm cải tạo vườn cà phê. Gia đình ông đã áp dụng quy trình chăm sóc cà phê an toàn, các cây cà phê già cỗi được cắt bỏ; sử dụng phân bón của Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc để bón cho cây cà phê.

"Có thể nói thành công của gia đình tôi ngày hôm nay là nhờ dụng phân bón của Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc để bón cho cây cà phê. Với giá thành hợp lý, phân bón cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây cà phê. Vườn cà phê của gia đình tôi sinh trưởng phát triển tất, thân cây khỏe, cho ra nhiều quả. Nếu như trước đây vườn cà phê của gia đình tôi chỉ đạt năng suất cao nhất là 25 tấn/ha, thì đên nay khi sử dụng phân bón của Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc năng suất ước đạt trên 30 tấn/ha", ông Nghĩa nói.

Phân bón Sông Lam Tây Bắc đồng hành cùng nông dân làm giàu - Ảnh 4.

Diện tích cà phê bón phân bón Sông Lam Tây Bắc cây sinh trưởng, phát triển tốt, cây đậu nhiều quả, chắc hạt. Ảnh: Văn Ngọc

Xã Chiềng Ban được coi là "thủ phủ" cà phê của Sơn La, diện tích trên 1.250 ha. Chiềng Ban vốn là vùng đất rộng, màu mỡ, từ những năm 1990 cây cà phê đã được đưa vào trồng. Hiện nay, hầu hết các hộ dân trên địa bàn xã đều trồng cây cà phê. Chính điều này, cây cà phê đã đóng góp quan trọng trong chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người nông dân; đồng thời, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới. Hiện mức thu nhập bình quân trên đầu người đạt trên 37 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,8%.

Ông Hoàng Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: Để cây cà phê thực sự đem lại thu nhập cho bà con nông dân, xã Chiềng Ban đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, của huyện, các Công ty phân bón đẩy mạnh hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa – Khoa học vào canh tác cây cà phê. Nhờ đó đến nay nhiêu diện tích cà phê cho sinh trưởng và phát triển tốt, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân.

Đồng thời, tích cực đẩy mạnh hướng dẫn người dân cách trồng chăm sóc, cắt tỉa cây cà phê, đặc biệt là dùng các loại phân bón phù hợp với cây trồng. Sau khi sử dụng phân bón của của Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc thí điểm tại một số vườn cà phê trên địa bàn, thây vườn cà phê phát triển tốt, đậu nhiều quả, cho chất lượng cũng như năng xuất cao.

Phân bón Sông Lam Tây Bắc đồng hành cùng nông dân làm giàu - Ảnh 5.

Cán bộ Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón cho cây cà phê. Ảnh: Văn Ngọc

Còn đối với gia đình anh Lò Văn Bình, bản Tòng Sét, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La vườn cà phê của gia đình ông đã canh tác được hơn 10 năm nay. Đất dốc, canh tác nhiều năm, dẫn đến bạc màu, đất không có đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây, khiến vườn cà phê của gia đình tăng năng xuất thập. Đầu năm 2023, biết đến phân bón của của Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc gia đình anh đã đưa vào bón thử nghiệm cho vườn cà phê của gia đình mình. Chỉ sau vài tháng bón, nương cà phê của gia đình anh đã có sự thay đổi rõ rệt, cây sinh trưởng khỏe.

"Tôi thầy phân bón của Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc bón cho cây cà phê rất hiệu quả, cây lên nhanh, ra tán rộng, cây nào cây đấy đều cho sai quả, ước tính vườn cà phê của gia đình tôi năm nay năng xuất sẽ tăng thêm khoảng 20 tấn quả tươi", anh Bình nói.

Phân bón Sông Lam Tây Bắc đồng hành cùng nông dân làm giàu - Ảnh 6.

Nhằm tăng năng xuất, chất lượng cà phê, gia đình anh Lò Văn Bình, bản Tòng Sét, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La dùng phân bón Sông Lam Tây Bắc bón cho diện tích cà phê của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc

Phân bón Sông Lam Tây Bắc đồng hành cùng nông dân làm giàu

Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Sỹ Lương, Trưởng phòng Kế hoạch - Kinh doanh Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc cho biết: Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc với công suất 90.000 tấn/năm, bao gồm dây chuyền sản xuất phân bón vô cơ công suất 45.000 tấn/năm và phân bón hữu cơ công suất 45.000 tấn/năm. Các sản phẩm phân bón của nhà máy được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, công nghệ chelate (hữu cơ hóa), công nghệ thủy phần, công nghệ nano.

Trong đó, sản phẩm phân bón vô cơ với nguyên liệu nhập khẩu, kết hợp giữa phương pháp tạo hạt bằng vê viên đĩa và phương pháp tạo hạt bằng vê viên thùng quay sử dụng hơi nước để sản xuất ra sản phẩm chất lượng, phù hợp với từng loại đất và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của tất cả các loại cây trồng.

Phân bón Sông Lam Tây Bắc đồng hành cùng nông dân làm giàu - Ảnh 7.

Các sản phẩm phân bón của Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, công nghệ chelate (hữu cơ hóa), công nghệ thủy phần, công nghệ nano. Ảnh: Văn Ngọc

Sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh được sản xuất theo công nghệ Bioway của Mỹ, là công nghệ vi sinh nhanh nhất và duy nhất trên thế giới đến thời điểm hiện nay. Đây là công nghệ bảo đảm xử lý tất cả các chất thải hữu cơ, như: phân gia súc, gia cầm; xác động vật, thủy hải sản; thân vỏ cây, bã cà phê, bùn mía, phế phẩm rau củ quả,... chỉ trong khoảng 6-12 giờ có thể cho ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh có hàm lượng hữu cơ cao, đầy đủ dinh dưỡng do đa dạng chủng vi sinh có ích, chất lượng vượt trội, ổn định, cây trồng dễ hấp thu, đặc biệt là diệt hết hạt cỏ dại và các tác nhân gây bệnh, mầm mống gây hại cho cây trồng.

Bên cạnh đó, Nhà máy phân bón Sông Lam Tây Bắc tập trung các nguồn lực vận hành, đảm bảo công tác sản xuất các sản phẩm của công ty hiệu quả, an toàn, ổn định, tối ưu công suất. Nghiên cứu phát triển phân bón hữu cơ thế hệ mới, phân bón công nghệ cao, chuyên dùng cho một số cây trồng có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh (Cây ăn quả, cây hoa màu...)

Phân bón Sông Lam Tây Bắc đồng hành cùng nông dân làm giàu - Ảnh 8.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào canh tác, sử dụng phân bón phù hợp sẽ giúp nông dân nâng cao năng xuất cây trồng. Ảnh: Văn Ngọc

"Đồng hành với người nông dân phát triển kinh tế, Công ty cổ phần phân bón Sông Lam Tây Bắc tập chung nghiên cứu về chất đất, khí hậu, thổ nhưỡng, cây trồng để phát triển những sản phẩm phù hợp với từng vùng miền, chất lượng các sản phẩm phân bón. Bên cạnh đó kỹ thuật của công ty, xuông ăn, ở cùng dân, hướng dẫn bà con nông dân cách trồng, chăm sóc, sử dụng phân bón cho hiệu quả với từng loại cây trồng" ông Lương cho hay.

Có thể thấy việc áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào canh tác, đặc biệt là việc sử dụng phân bón phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu, loại cây trồng đa giúp cho người nông dân nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng trên một đơn vị canh tác. Từ đó giúp nông dân nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương.

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/phan-bon-song-lam-tay-bac-dong-hanh-cung-nong-dan-lam-giau-20230726103314924.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin