|
  • :
  • :

Kì lạ lễ hội người đóng giả trâu bò ở Vĩnh Phúc, rước trâu bò bằng rơm rạ

Những người nông dân xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) khoác lên mình những hình nộm trâu, bò bằng rơm rạ, tham dự lễ hội "trâu rơm, bò rạ" cầu mong cho năm mới mưa thuận gió hoà.

Lễ hội người đóng giả trâu bò ở Vĩnh Phúc - Ảnh 1.

Những ngày đầu năm mới Tết Quý Mão, người dân hai làng Đồng Vệ và Bích Đại (xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường) tập trung tại sân đình Bích Đại để làm lễ rước 16 con trâu, bò bện bằng rơm rạ lên miếu Đồng Vệ, tái hiện tích trò "Trâu rơm bò rạ".

Lễ hội người đóng giả trâu bò ở Vĩnh Phúc - Ảnh 2.

Rơm, rạ để làm các hình nộm trâu bò được bà con lựa chọn kỹ càng từ đầu năm. Hình nộm trâu bò giả được buộc vào một chiếc cày không có lưỡi.

Lễ hội người đóng giả trâu bò ở Vĩnh Phúc - Ảnh 3.

Tương truyền, Đinh Thiên Tích (vị tướng có công đánh đuổi giặc Ân thời Hùng Vương thứ 6) đã đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng. Vị tướng tài đã dạy người dân nơi đây làm nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, xây nhà, dệt vải… Đáp lại mong muốn “làm cho làng mỗi ngày một thêm đông người, nhiều của”, Ngài đã bày ra phép rước cầu, mọi người mặc áo xanh, đỏ vác cày và bện trâu bằng rơm, nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam đem theo những mủng trấu để tung khắp cánh đồng, tượng trưng cho ngày hội toàn dân xuống đồng.

Lễ hội người đóng giả trâu bò ở Vĩnh Phúc - Ảnh 4.

Theo đó, sẽ có một người khoác hình nộm làm trâu, bò; người còn lại làm nông dân cầm cày. Một số người dân khác hóa trang thành thợ rèn, lái buôn, thầy đồ… tham gia đồng diễn các hoạt động thường nhật như dắt trâu đi cày, ném mạ, câu ếch, câu cá, cuốc phát bờ, tát nước, dạy học…

Lễ hội người đóng giả trâu bò ở Vĩnh Phúc - Ảnh 5.

Theo người dân địa phương, lễ hội "Trâu rơm, bò rạ" thể hiện mong ước của người xưa về một năm mưa thuận, gió hòa, cây cối đâm chồi nảy lộc, gia súc, gia cầm sinh sôi. Nghi lễ này được phục dựng từ năm 1996 và duy trì cho đến ngày nay

Lễ hội người đóng giả trâu bò ở Vĩnh Phúc - Ảnh 6.

Lễ hội này được phục dựng lại từ năm 1996, giữ nguyên những nét cốt lõi của lễ hội xưa.

Lễ hội người đóng giả trâu bò ở Vĩnh Phúc - Ảnh 7.

Nhiều nghề cổ cũng được tái hiện trong lễ hội này, như: nghề mộc, nghề dạy học... tượng trưng cho 4 tầng lớp sĩ, nông, công, thương

Lễ hội người đóng giả trâu bò ở Vĩnh Phúc - Ảnh 8.

Rất đông bà con dân làng ra xem lễ hội đầu năm.

Lễ hội người đóng giả trâu bò ở Vĩnh Phúc - Ảnh 9.

Với giá trị, ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật dân gian, năm 2022, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ hội truyền thống xã Đại Đồng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.​​​​​​​

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/ki-la-le-hoi-nguoi-dong-gia-trau-bo-o-vinh-phuc-20230126133350953.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin