Nông dân Phù Yên có nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện Phù Yên (Sơn La) đã tích cực đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững bằng các việc làm thiết thực. Để thu hút, tập hợp nông dân vào tổ chức Hội, các cấp Hội trong huyện đã chủ động thay đổi nội dung, phương thức sinh hoạt theo hướng mở rộng các dịch vụ hỗ trợ nông dân, lấy lợi ích thiết thực của nông dân làm động lực thúc đẩy các phong trào thi đua. Đồng thời, các cấp Hội đã duy trì có hiệu quả các phong trào thi đua, nổi bật là các phong trào: Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.
Được Hội Nông dân vận đồng tuyên truyền, cũng như được hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả. Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Ngọc Yên ở bản Phúc Yên, xã Mường Thải, huyện Phù Yên (Sơn La) quyết định chuyển toàn bộ diện tích trồng ngô, đỗ tương sang trồng cam đường canh, cam Vinh. Ông Yên cho biết, lúc đầu trồng cam gặp không ít khó khăn vì thiếu kiến thức và kinh nghiệm, nhưng sau nhiều năm tự tìm tòi, học hỏi, đến nay gia đình ông đã thành công với cây cam.
"Hiện, vườn cam rộng khoảng 6.000m2 của gia đình ông Yên đã cho thu hoạch năm thứ 5, bình quân mỗi năm đạt sản lượng 20 - 30 tấn. "Trước kia, người dân chúng tôi chỉ trồng ngô, trồng sắn. Với 1ha canh tác cây ngô chỉ thu được 20 - 25 triệu đồng nhưng khi chuyển sang trồng cam 1ha có hộ thu 300 - 400 triệu đồng là chuyện bình thường" - ông Yên nói.
Còn đối với hội viện, Đỗ Văn Dũng, bản Văn Cơi, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên (Sơn La), sau khi được đi thăm quan một số mô hình phát triển kinh tế do Hội Nông dân huyện tổ chức, cũng như được hỗ trợ về vốn vay. Năm 2015, gia đình anh đã mạnh giang đầu tư xây dựng chuồng trại, phát triển mô hình nuôi bò vỗ béo. Đến nay môi lứa nuôi của gia đình duy trì số đàn từ 40-45 con.
"Để năm được các kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao, tôi thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do Hội Nông dân tổ chức, cùng với đó tham khảo trên sách báo. Với kỹ thuật nuôi bò khoa học, đàn bò của gia đình tôi lớn nhanh, cho năng suất cao và bán được giá cao. Một năm, gia đình tôi bán từ 15-20 con bò giống và 10-15 bò vỗ béo. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi trên 300 triệu đồng", anh Dũng nói
Hội nông dân Phù Yên có nhiều giải pháp cùng nông dân phát triển kinh tế
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đức Thiện, Chủ Tịch Hội Nông dân huyện Phù Yên (Sơn La) cho biết. Hội Nông dân huyện có trên 17.880 hội viên, sinh hoạt tại 26 cơ sở Hội, 207 chi hội. Bằng nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả, Hội Nông dân huyện Phù Yên đã đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, qua đó không ngừng củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ủy thác cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất, số hộ được vay qua NH chính sách XH là 3.447 hộ hội viên; dư nợ là 141,664 tỷ. Cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp, cung ứng được 79,9 tấn giống lúa, ngô các loại cho nông dân theo hình thức trả chậm. Hội phối hợp với đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cung ứng cho nông dân trên 77 tấn phân bón các loại, 6,65 tấn thuốc báo bảo vệ thực vật, trên 140 tấn thức ăn chăn nuôi. Duy trì Tổng đàn gia súc, gia cầm ước đạt 980,35 nghìn con. Quản lý bảo vệ 58.000 ha rừng
"Năm 2021, Hội nông dân huyện Phù Yên có 10.708 hộ nông dân đăng ký danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, đạt 130,76% so với chỉ tiêu. Kết quả, qua rà soát sơ bộ tại các cơ sở Hội có 3.497 hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp, trong đó: cấp xã 3.246 hộ, cấp huyện 215 hộ, cấp tỉnh 35 hộ, cấp trung ương 01 hộ.
Trong thời gian tơi, để giúp các hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Hội Nông dân huyện Phù Yên (Sơn La) tiếp tục phối hợp với Tuyên truyền vận động nông dân tham gia học nghề; trực tiếp, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề, chú trọng đào tạo nghề cho nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giám sát việc học nghề tại địa phương, gắn dạy nghề với giới thiệu việc làm, khảo sát nhu cầu học nghề, liên kết với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng đào tạo để khi học viên ra trường có việc làm.
Tiếp tục tuyên truyền vận động hội viên nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; chủ động triển khai thực hiện các tiêu chí dễ, cần ít kinh phí, không nên trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn phân bổ từ cấp trên; Tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, ưu tiên cho các sản phẩm chủ lực có lợi thế của huyện như cây có múi, nuôi trồng thủy sản...
"Phối hợp triển khai các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ cho nông dân. Chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả; mô hình liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác", ông Thiện nói.