|
  • :
  • :

Giá tiêu đột ngột tụt sâu, chỉ còn Đắk Lắk một mình một giá cao nhất

Giá tiêu hôm nay 12/8/2024 tại thị trường trong nước đột ngột giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 137.000 – 138.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (12/8)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 137.000 – 138.000 đồng/kg. Giá tiêu giảm 4.000 - 5.000 đồng/kg ở tất cả các tỉnh trọng điểm trồng tiêu.

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 138.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 137.500 - 138.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 137.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 137.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay giảm tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 137.000 đồng/kg.

Giá tiêu đột ngột tụt sâu, chỉ còn Đắk Lắk một mình một giá cao nhất  - Ảnh 1.

 

Giá tiêu đột ngột tụt sâu, chỉ còn Đắk Lắk một mình một giá cao nhất  - Ảnh 2.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (12/8)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia ổn định so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil đi ngang, trong khi đó, tiêu Malaysia giữ mức cao. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay không đổi.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.320 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.100 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 8.500 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 8.970 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 10.400 USD/tấn.

Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay không đổi. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 5.800 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.200 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 8.500 USD/tấn.

Giá tiêu đột ngột tụt sâu, chỉ còn Đắk Lắk một mình một giá cao nhất  - Ảnh 3.

 

Giá tiêu đột ngột tụt sâu, chỉ còn Đắk Lắk một mình một giá cao nhất  - Ảnh 4.

Theo nhận định của giới chuyên gia, dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ tiếp tục được ghi nhận trên thị trường trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á cũng tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển, khiến giá tăng trong trung và dài hạn.

Thông tin từ Hiệp hội Hạt tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), hiện Brazil đã có 3 nhà máy hạt tiêu tiệt trùng, đang xây thêm 2 nhà máy nữa và sẽ hoàn thành trong năm 2025. Trong tương lai hạt tiêu Brazil sẽ cạnh tranh tốt hơn với Việt Nam, do đó nguồn cung nhập khẩu về sẽ ít hơn nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động nguồn nguyên liệu.

Cũng theo VPSA, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng tại châu Á, như ở Singapore và Malaysia ảnh hưởng đến giá cả tại các điểm đến và có thể gây ra sự chậm trễ trong vận chuyển.

Đợt khảo sát đánh giá hiện trạng 3 tỉnh Tây Nguyên vào đầu tháng 7/2024 của Hiệp hội cho thấy, việc duy trì và sản xuất hạt tiêu của người nông dân ngày càng bị cạnh tranh bởi cây sầu riêng và cà phê. Diện tích trồng mới có ghi nhận nhưng không nhiều, chủ yếu trồng xen hạt tiêu với cà phê với tỷ lệ 6-2.

VPSA nhận định, sản lượng vụ tới có thể tương đương hoặc tăng nhẹ so với năm 2024. Lượng hàng tồn trong dân không còn nhiều, tình trạng sâu bệnh hại vẫn còn nhưng không đáng kể, người dân xử lý được một số bệnh phổ biến như: vàng lá, chết chậm, bọ xít lưới, đốm tảo, tuyến trùng.

Nguồn: https://trangtraiviet.danviet.vn/gia-tieu-dot-ngot-tut-sau-chi-con-dak-lak-mot-minh-mot-gia-cao-nhat-2024081214575926.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin