|
  • :
  • :

Đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, lão nông cao nguyên lãi đậm

Nhạy bén trong phát triển kinh tế, lão nông trên cao nguyên Nà Sản (Mai Sơn, Sơn La) có thu nhập cao từ việc đào ao thả cá, nuôi lợn và trồng cây ăn quả.

Chọn cách làm giàu từ nuôi cá, trồng cây ăn quả

Chúng tôi có dịp trở lại cao nguyên Nà Sản một trong những vùng kinh tế trọng điểm của huyện Mai Sơn (Sơn La). Với diện tích rộng khoảng hơn 20km² thuộc các xã Chiềng Mung, Hát Lót, Chiềng Mai, Mường Bon (Mai Sơn). Có độ cao trung bình 600 - 700m so với mực nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng, đồi núi thấp, khí hậu, đất đai màu mỡ, có vị trí chiến lược cho việc phát triển kinh tế, giao thông và quốc phòng. Phát huy lợi thế, đồng bào các dân tộc nơi đây luôn ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển cây ăn quả, chăn nuôi, xây dựng cao nguyên thành vùng kinh tế quan trọng của tỉnh.

Đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, lão nông cao nguyên lãi đậm - Ảnh 2.

Cao nguyên Nà Sản một trong những vùng kinh tế trọng điểm của huyện Mai Sơn (Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Gia đình ông Nguyễn Đình Thảo, thôn Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn (Sơn La), một trong những hộ gia đình có thu nhập cao nhờ nhạy bén trong phát triển kinh tế, Mô hình trồng cây ăn quả, đào ao thả cá, làm chuồng nuôi lợn của gia đình ông được coi là mô hình điểm ở vùng đất này. Ông Thảo chia sẻ: Cách đây vài chục năm về trước, người dân tại cao nguyên Nà Sản này còn nhiều khó khăn, cuộc sống quanh năm thiếu thốn. Thu nhập chính của bà con nông dân chủ yếu phụ thuộc vào cây ngô, cây sắn trồng trên nương.

Đât đai canh tác nhiều năm dẫn đến bạc màu, cây trồng kém năng suất, đó là chưa kể giá cả nông sản không được ổn định, năm được mùa thì mất giá. Cư như vậy, cái đói cái nghèo cứ đeo bám người dân từ năm này qua năm khác, gia đình ông cũng không ngoại lệ.

Đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, lão nông cao nguyên lãi đậm - Ảnh 3.

Mô hình nuôi cá của gia đình ông Nguyễn Đình Thảo, thôn Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn (Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Không chịu cảnh đói nghèo, quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới, ông đã tìm đến một số mô hình phát triển cho hiệu quả kinh tế cao trong vùng, ngoài tỉnh. Cùng với đó, tranh thủ thời gian rảnh, ông nghiên cứu thêm các mô hình kinh tế trên sách, báo. Với điều kiện đất đai rộng, thuận tiện về nguồn nước, nhần thấy việc phát triển mô hình vườn, ao, chuồng phù hợp với gia đình, ông đã quyết định phát triển kinh tế theo hướng này.

"Năm 2012, với số vốn ít ỏi của gia đình, cùng với vay mượn từ họ hàng, gia đình tôi đã quyết đình thuê máy móc để đào ao thả cả, phần đất còn lại gia đình tôi xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn và phát trồng các loại cây ăn quả. Nhờ mô hình này gia đình tôi đã có thu nhập ổn định, không còn phải lo cái đói cái nghèo nữa", ông Thảo nói.

Đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, lão nông cao nguyên lãi đậm - Ảnh 4.

Nhờ nuôi cá, ông Nguyễn Đình Thảo, thôn Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn (Sơn La), có thu nhập ổn định. Ảnh: Văn Ngọc

Hiện nay, với diện tích mặt nước trên 5.000 m2, gia đình ông chia ra từng ngăn để nuôi được đa dạng các loại cá. Chia sẻ về cách nuôi cá cho hiệu quả kinh tế cao, ông Thảo cho biết: Nuôi cá, người ta cứ nghĩ là vất vả khó nuôi, thể những khi mình hiểu được tập tính của từng loại cá thì nó sẽ rất đơn giản. 

Để nuôi được nhiều loại cá thì mình chia diện tích ao ra nhiều gằn, không nuôi chung nhiều loại cà cùng một diện tích ao. Vì mỗi loại ca có tập tính khác nhau, thức ăn, cũng như cánh ăn khác nhau. Gia đình ông nuôi 3 loại cá chủ yếu là cách trắm, cá chép và cá rô, vi dễ nuôi, dễ bán.

"Đối với từng loại cá thì mình cho ăn khác nhau. Cá trắm thì mình có thể tận dụng lá chuối, cỏ voi, các loại phụ phẩm nông sản. Còn đối với cá chép thì mình ủ hạt ngô, sán tươi rồi cho ăn. Còn đối với cá rô, loại cá ăn tạp thì mình có thể cho ăn cám ngô, cám gạo, mỗi ngày cho cá ăn 2 bữa sáng, chiều.. Sau mỗi đợt thu hoạch cá thì sẽ vệ sinh ao nuôi thật sạch, rắc vôi bột, thay nước mới cho ao nuôi cá", ông Thảo nói.

Đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, lão nông cao nguyên lãi đậm - Ảnh 5.

Gia đình ông Nguyễn Đình Thảo, thôn Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn (Sơn La) tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi cho cá. Ảnh: Văn Ngọc

Cũng theo ông Thảo, để cá phát triển, lớn nhanh, hiệu quả, trong chăn nuôi các việc lựa chọn giống cũng là yếu tố quan trọng. Đối với cá giống, cần phải lựa chọn mua ở các cơ sở có uy tin, chọn những con cá bơi khỏe, màu sắc sáng, cá phải đạt từ hơn 1 tháng tuổi trở lên.

Cùng với diện tích đất đào ao thả cá, số diện tịch đất con lại ông trồng thêm các loại cây ăn quả như: nhãn, xoài, mận,… và làm chuồng trại chăn nuôi thêm hơn 30 con lợn lợn thịt.

"Mình phát triển mô hình vươn, ao, chuồng này thì sẽ có nhiều lợi thế, vì tất cả mọi quy trình dường như đều khép kín. Đối với phụ phẩm từ chăn nuôi lợn, gia đình tôi sẽ ủ hoại mục để bón cho cây ăn quả, cây chuối, cỏ voi. Từ lá chuối, có voi tôi sẽ có nguồn thức ăn cho cá. Việc đào ao thả cả mình vừa có thu nhập từ cá, vừa chủ động nguồn nước để tưới cho cây", ông Thảo nói

Với việc nhạy bén trong phát triển kinh tế mô hình vườn, ao, chuồng, mỗi năm gia đình ông Thảo thu lời trên 300 triệu đồng/năm. Mô hình kinh tế của ông cũng được xem là mô hình điểm, được nhiều hội viên nông dân trong vùng đến thăm quan, học tập.

Đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, lão nông cao nguyên lãi đậm - Ảnh 6.

 

Đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, lão nông cao nguyên lãi đậm - Ảnh 7.

Với mô hình vườn, ao, chuồng, gia đình ông ông Nguyễn Đình Thảo, thôn Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn (Sơn La), có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Ảnh: Văn Ngọc

Giúp nông dân làm giàu từ chăn nuôi, trồng cây ăn quả

Trao đổi với phóng viên, ông Hà Văn Thong, Chủ tịch UBND xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: Trên địa bàn xã có trên 2.000 hội viên nông dân. Trong những năm qua, phong trao phát triển kinh tế của các hội viên luôn được đẩy mạnh. Trong xã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao, như mô hình phát triển chăn nuôi lợn tại bản Nà Hạ, mô hình trồng nho chất lượng cao tại Hoàng Văn Thụ, đặc biệt là mô hình vườn, ao, chuồng của gia đình ông Nguyễn Đình Thảo, tại thôn Nà Sản.

Đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, lão nông cao nguyên lãi đậm - Ảnh 8.

Những năm gần đây, xã Chiềng Mung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nhờ vậy cuộc sống của người dân từng bước được nâng cao. Ảnh: Văn Ngọc

Để giúp nông dân có thêm kiến thức áp dụng vào sản xuất, xã đã phối hợp với các cơ quan chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với hàng nghìn người tham gia; phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện giải ngân hơn 20 tỷ đồng cho trên 600 hội viên vay vốn thông qua 16 tổ tiết kiệm và vay vốn ở xã.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu ở xã đã thu hút nhiều hộ nông dân tham gia, góp phần làm thay đổi tư duy từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún mang tính chất hộ gia đình sang sản xuất hàng hóa lớn có liên kết, liên doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chú trọng đến chất lượng, giá trị lợi nhuận, an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.

Đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, lão nông cao nguyên lãi đậm - Ảnh 9.

 

Đào ao thả cá, trồng cây ăn quả, lão nông cao nguyên lãi đậm - Ảnh 10.

Nhờ đẩy mạnh phát triển sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học vào canh tác, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn (Sơn La) có thu nhập ổn định. Ảnh: Văn Ngọc

Để phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển, thời gian tới, xã Chiềng Mung quan tâm hỗ trợ hội viên, nông dân trong việc vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất; hỗ trợ tìm kiếm thị trường, chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhân rộng những mô hình hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/dao-ao-tha-ca-trong-cay-an-qua-lao-nong-cao-nguyen-lai-dam-20230220142409906.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin