|
  • :
  • :

Chiềng Cọ: Đa dạng các mô hình phát triển kinh tế

Nhờ tích cực vận động nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hỗ trợ đa dạng hóa các mô hình sản xuất, đến nay, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) đã đạt nhiều kết quả cao trong phát triển nông nghiệp, người dân phát huy lợi thế của địa phương, nâng cao thu nhập.

Phát triển kinh tế hộ gia đình

Nhận thấy giá trị kinh tế từ cây quýt mang lại thu nhập ổn định, cho lãi cao hơn trồng cây ngô, sắn nên gia đình chị Tòng Thị Thoa, ở bản Ngoại (xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) đã quyết định gắn bó lâu dài với cây trồng này.

Hiện nay, gia đình chị Thoa có gần 1 ha quýt, vào năm 2016 sau khi được cán bộ Hội Nông dân thành phố Sơn La tập huấn kỹ thuật tỉa cành, bón phân, nhờ thế mà năng suất cây ăn quả tăng lên gấp nhiều lần so với trước đây. Trên thị trường hiện nay, quýt được các tiểu thương mua với giá từ 15.000 – 30.000 đồng/kg. Trung bình mỗi vụ quýt, sau khi trừ hết chi phí chăm sóc gia đình chị Thoa đút túi khoảng 100 triệu đồng.

Chiềng Cọ: Đa dạng các mô hình phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Nhờ phát triển kinh tế bằng quýt bản địa, gia đình chị Tòng Thị Thoa, ở bản Ngoại (xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) có thu nhập cao. Ảnh: Văn Ngọc

Chị Thoa kể: "Tôi thấy trồng quýt so với các loại cây trồng khác thì không tốn nhiều công sức và kinh phí chăm sóc, hiệu quả kinh tế từ quýt mang lại cao hơn. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ nhân rộng thêm diện tích trồng quýt để tăng thu nhập cho gia đình. Ý định của tôi là sẽ phát triển vườn quýt theo hướng du lịch trải nghiệm, để thu hút khách thập phương và những người ưa trải nghiệm nông nghiệp đến khám phá vào ngày cuối tuần".

Chiềng Cọ: Đa dạng các mô hình phát triển kinh tế - Ảnh 3.

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng được thiên nhiên ban tặng, sản phẩm quýt bản địa Chiềng Cọ cho quả ngọt đậm, mọng nước, mùi thơm đặc trưng. Ảnh: Văn Ngọc

Còn đối với gia đình anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La), nhận thấy nhu cầu thị trường đang thiếu dúi thương phẩm. Đầu năm 2016, anh bỏ hơn 20 triệu để mua 20 cặp dúi về nuôi thử.

Trong quá trình nuôi anh không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi thêm vốn kiến thức về nuôi dúi.  Thấy nuôi dúi lợi nhuận cao, anh mở rộng thêm mô hình, trung bình mỗi năm trang trại nuôi dúi của anh Quốc xuất chuồng khoảng 1.000 con dúi giống và dúi thịt thương phẩm, sau khi trừ chi phí anh lãi 500 triệu đồng.

"Do thịt dúi là đặc sản nên được nhiều khách hàng tìm mua, nuôi được bao nhiêu có thương lái đến tìm mua tận nhà, thậm chí các nhà hàng ở ngoài thành phố con đặt tiền cọc trước từ mấy tháng", anh Quốc nói"

Chiềng Cọ: Đa dạng các mô hình phát triển kinh tế - Ảnh 4.

Mô hình nuôi dúi của gia đình anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

Nhận thấy nuôi lợn có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, Năm 2011 gia đình ông Quàng Minh Văn, bản Hôm, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Năm tiến hành nuôi thí điểm 10 con nái. Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm và vốn, năm 2016, gia đình ông thống nhất vay thêm vốn ngân hàng, tiếp tục tăng quy mô đàn lên 50 lợn này và hơn 500 lợn thương phẩm. Chăn nuôi lợn nhỏ lẻ nhiều năm tôi nhận thấy không mang lại hiệu quả cao. Với suy nghĩ đó, năm 2018, ông Văn xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín với đèn sưởi, máng ăn tự động, hệ thống mái áp chống nóng, hệ thống quạt làm mát,… để chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.

“Đến nay, gia đình tôi đã xây dựng 3 dãy chuồng, duy trì nuôi khoảng 60 lợn nái và gần 1.000 lợn thương phẩm mỗi năm. Với giá lợn hiện nay, mỗi năm gia đình ông thu về lại về hơn 500 triệu động”, ông Văn nói

Chiềng Cọ: Đa dạng các mô hình phát triển kinh tế - Ảnh 5.

Mô hình nuôi lợn của gia đình ông Quàng Minh Văn, bản Hôm, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La mỗi năm gia đình ông thu về lại về hơn 500 triệu động.

Phát huy lợi thế của địa phương

Trao đổi với phóng viên, ông Cà Trung Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La cho biết cho biết: Vận động nhân dân đa dạng hóa các mô hình kinh tế, không chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã Chiềng Cọ còn tích cực làm tốt công tác hỗ trợ nông dân cả về giống vật tư, vốn vay lẫn chuyển giao kỹ thuật đến từng nhóm hộ; khuyến khích nông dân tham gia vào các tổ hợp tác...

Chiềng Cọ: Đa dạng các mô hình phát triển kinh tế - Ảnh 6.

Nắm bắt, phát huy lợi thế này, xã Chiềng Cọ đã định hướng, khuyến khích Nhân dân nghiên cứu, đa dạng mô hình kinh tế phù hợp để nâng cao thu nhập. Ảnh: Văn Ngọc

Nhờ đó, nhiều hộ đã thay đổi tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, từng bước khắc phục tình trạng sản xuất manh mún nhỏ lẻ, hướng tới sản xuất hàng hóa tập trung. Đến nay trên địa bàn xã đã có trên gần 1.000 ha cà phê, mận hậu gần 400 ha, trên 1.000 con trâu, bò, đàn lợn gần 2.000 con, gia cầm trên 48.000 con. Qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống mới ở địa phương. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2021 ước đạt 37.870.000đ/ người/ năm.

Chiềng Cọ: Đa dạng các mô hình phát triển kinh tế - Ảnh 7.

Bà con nông dân bản Hôm, bản Hùn xã Chiềng Cọ đã khơi thông, nạo vét đảm bảo nước tưới tiêu cho vụ lúa xuân. Ảnh: Văn Ngọc

“Thời gian tới, xã Chiềng Cọ tiếp tục củng cố các mô hình chăn nuôi phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế, khuyến khích các hộ nuôi áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; liên kết chặt chẽ với các ngành chức năng để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho con nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh, phát triển kinh tế biển có hiệu quả và bền vững”, ông Hòa nói.

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/chieng-co-da-dang-cac-mo-hinh-phat-trien-kinh-te-20220425115616949.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin