|
  • :
  • :

Nông thôn tây Bắc: Phát triển chăn nuôi đại gia súc

Là huyện miền núi, đất đai trù phú, rộng lớn nên huyện Mường La (Sơn La) có nhiều lợi thế trong việc phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Clip: Mường La phát triển chăn nuôi đại gia súc tập trung

Nhận thấy tiềm năng của gia đình có điều kiện đất đai rộng, có thể trồng cỏ phát triển chăn nuôi bò vỗ béo, năm 2015 với số vốn tích góp của gia đình và vay mượn thêm từ họ hàng, gia đình ông Lò Văn Toán, bản Mường Bú, xã Mường Bú, huyện Mường La (Sơn La) đã đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển nuôi nhốt chuồng vỗ béo. Hiện nay, mỗi lứa nuôi, gia đình ông Toán duy trì từ 15-17 con bò thương phẩm.

"Một năm, gia đình tôi bán bò thành 2 đợt, mỗi đợt bán từ 6-7 con bò đã vỗ béo, bình quân mỗi con bán được từ 20- 30 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi hơn 150 triệu đồng", ông Toán nói.

Nông thôn tây Bắc: Phát triển chăn nuôi đàn đại gia súc tập trung - Ảnh 2.

Nhờ mô hình nuôi bò nốt chuồng vỗ béo của gia đình ông Lò Văn Toán, bản Mường Bú, xã Mường Bú, huyện Mường La (Sơn La) có thu nhập ổn định. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, ông Cà Văn Dọn, Chủ tịch UBND xã Mường Bú, huyện Mường La (Sơn La) cho biết: Cùng với khai thác hiệu quả diện tích đất đai rộng phát triển các loại cây ăn qua và các loại cây trồng trên nương, xã Mường Bú đang tích cực vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc tập trung theo hướng hàng hóa. 

"Đến nay đàn gia súc, gia cầm được duy trì với tốc độ tăng trưởng khá, với hơn 3.500 con trâu, bò; hơn 1.700 con dê; hơn 7.400 con lợn và 75.000 con gia cầm các loại; trồng hơn 80 ha cỏ voi VA06 làm nguồn thức ăn cho đàn gia súc. Từ phát triển chăn nuôi, nhiều hộ gia đình trên địa bàn có thu nhập ổn định, có gia đình còn có thu nhập vài trăm triệu một năm", ông Dọn nói.

Nông thôn tây Bắc: Phát triển chăn nuôi đàn đại gia súc tập trung - Ảnh 3.

Để bảo vệ đàn gia súc, huyện Mường La đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đàn vật nuôi phát triển tốt. Ảnh: Văn Ngọc

Với mục tiêu phát triển chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp, gắn với bảo vệ môi trường, huyện Mường La đã tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án, xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa, tạo việc làm, thu nhập ổn định, xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân.

Trao đổi với phóng viên, ông Lò Văn Giót, Chủ tỉnh hội nông dân huyện Mường La cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có gần 40.000 con trâu, bò; 28.500 con dê; 64.000 con lợn và 492.000 con gia cầm. Để phát triển chăn nuôi đàn gia súc trên địa bàn, huyện đã quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc theo định hướng phát huy lợi thế từng xã.

Nông thôn tây Bắc: Phát triển chăn nuôi đàn đại gia súc tập trung - Ảnh 4.

Để ngành chăn nuôi phát triển, huyện Mường La tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Ảnh: Văn Ngọc

Các phòng ban chuyên môn của huyện, các xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ thả rông sang chăn nuôi có chuồng trại; từ quy mô nhỏ lẻ, sang quy mô trang trại; tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và phòng tránh rét cho gia súc với hàng nghìn lượt hộ dân tham gia.

Nông thôn tây Bắc: Phát triển chăn nuôi đàn đại gia súc tập trung - Ảnh 5.

Trồng cỏ nuôi trâu bò đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân huyện Mường La (Sơn La). Ảnh: Văn Ngọc

"Để bảo vệ đàn vật nuôi, huyện Mường La đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng các quy trình kỹ thuật vào chăn nuôi; thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, như: Vệ sinh chuồng trại, rắc vôi bột, phun tiêu độc khử trùng; xử lý chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường." ông Giót nói.

Nguồn: http://trangtraiviet.vn/phat-trien-chan-nuoi-dan-dai-gia-suc-tap-trung-20220420132242601.htm
Tin liên quan
Chưa có thông tin