Các sản phẩm này đến từ hơn 2.944 chủ thể với 38,8% là hợp tác xã, 27,4% là doanh nghiệp, còn lại là cơ sở sản xuất, tổ hợp tác.
Sau hơn ba năm thực hiện (kể từ năm 2018), Bộ NN&PTNT đánh giá các sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao cũng như được lựa chọn sử dụng nhiều hơn.
Theo kết quả tích cực này, Bộ đặt ra mục tiêu cho năm 2022, cả nước phấn đấu có khoảng 6.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo Bộ tiêu chí sản phẩm OCOP (tăng khoảng 1.100 sản phẩm so với năm 2021).
Chương trình OCOP quốc gia được ra đời năm 2018, với mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Theo đó, chương trình hướng tới phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Đồng thời, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Theo đó, các sản phẩm OCOP được đánh giá và xếp hạng theo 5 mức, cao dần từ Hạng 1 đến Hạng 5. Trong đó, Hạng 5 là các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.
Sản phẩm OCOP sẽ được giới thiệu và bán tại các quầy hàng OCOP hoặc các cửa hàng OCOP riêng biệt.